Con động vật hoang dã từng bị bắt để lấy vảy, được giải cứu đã sinh một con trong vườn thú lớn ở Quảng Nam

P.V Thứ sáu, ngày 24/05/2024 14:41 PM (GMT+7)
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, một cá thể tê tê Java được cứu hộ và nuôi dưỡng ở Trung tâm cứu hộ động vật Vinpearl River Safari Nam Hội An đã sinh sản thành công một tê tê con.
Bình luận 0

Trước đó, ngày 25/8/2022, cơ quan Công an huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã giải cứu một cá thể tê tê Java trong tình trạng đa chấn thương và giao cho Trung tâm cứu hộ động vật Vinpearl River Safari Nam Hội An tiếp nhận, chăm sóc.

Ngày 13/12/2023, một cá thể tê tê Java nữa được Hạt Kiểm lâm huyện Tiên Phước, Quảng Nam giao cho Trung tâm. Đây là các cá thể tê tê là thuộc loài tê tê Java - Manis Javanica, Nhóm IB.

Sau một thời gian được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ động vật Vinpearl River Safari Nam Hội An, một cá thể tê tê Java đã sinh được một con.  

Con động vật hoang dã từng bị bắt để lấy vảy, được giải cứu đã sinh một con trong vườn thú lớn ở Quảng Nam- Ảnh 1.

Con tê tê Java đã sinh được một con. Ảnh: Nguyễn Cường/SGGP

Hiện, tê tê con được theo dõi cân nặng, các chỉ tiêu y tế định kỳ, tê tê con đã nặng 211 gram.

Trước đó, vào đầu năm 2023, một cá thể tê tê Java mẹ cũng đã sinh con, mở ra cơ hội nhân đàn loài động vật hoang dã quý hiếm này trong tự nhiên. 

Theo Wikipedia, tê tê Java là loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota) với bản địa Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Indonesia (các đảo Java, Sumatra, Borneo và quần đảo Sunda nhỏ), Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia và Singapore.

Tê tê Java có vảy bao phủ thân mình chỉ chừa phần bụng và mặt trong tứ chi. Ở những phần đó có lông thưa. Chân chúng có móng dài và cong. Đuôi chúng khá dài, hơn 4/10 chiều dài. Đuôi khỏe, chắc thịt; chỏm đuôi có da trơn, có thể vin bám vào cành cây khi leo trèo. Con trút trung bình dài 77,5–100 cm.

Tê tê Java thuộc nhóm IB, nằm trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế là loài "nguy cấp trên toàn cầu", là động vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên được xếp vào danh sách loài nguy cấp, nghiêm cấm săn bắt, buôn bán và tiêu thụ.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem