Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sau khi nhận điểm chuẩn từ các trường, Dương Công Hiếu, cựu học sinh trường THPT Phương Sơn (Lục Nam, Bắc Giang), đã chia sẻ lên mạng xã hội bài viết có nội dung:
"18 tuổi, lần đầu tiên tôi biết cảm giác 27 điểm trượt hết tất cả nguyện vọng thi đại học".
Dòng trạng thái đến nay đã nhận được 20 nghìn lượt cảm xúc, hơn 2 nghìn bình luận và khoảng 160 lượt chia sẻ.
Lí giải tại sao dòng trạng thái của mình lại có thể nhận được sự hưởng ứng lớn tới vậy, Công Hiếu cho biết: "Em thấy đây đều là tâm trạng chung của nhiều bạn. Tỉ lệ thí sinh đạt được 27 điểm theo em là không nhiều, mà đặc biệt, với số điểm như vậy lại không đỗ đại học lại càng hiếm".
Năm nay, Hiếu đã đăng kí 5 nguyện vọng theo hình thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, với khối C00 và D10 (Toán, Địa lý, Anh) cùng tổng điểm lần lượt là 27 điểm và 23,15 điểm.
Em chia sẻ: "Ban đầu trước khi nhận được kết quả thi, em dự đoán điểm thi năm nay sẽ tăng. Điểm của em so với mức điểm chuẩn năm ngoái của các trường đã cao hơn từ 1-2 điểm. Do đó, em đã tự tin rằng mình có thể đỗ sau khi nghe tư vấn của bạn bè và anh chị xung quanh".
Không chỉ riêng Hiếu mà bản thân gia đình em cũng bất ngờ trước điểm chuẩn của các trường đại học năm nay.
Trong gia đình, Hiếu là con út, có hai anh và một chị đi trước. Các anh chị của Hiếu đã học ở các trường đại học đứng đầu như Đại học Bách khoa hay Đại học Kinh tế quốc dân. Vì vậy, bố mẹ tin tưởng rằng cậu con trai út có khả năng đỗ được vào các nguyện vọng như Học viện Ngoại giao và Học viện Ngân hàng. Chẳng ngờ kết quả không như mong đợi.
Tình trạng điểm chuẩn tăng cao đã trở thành một chủ đề quen thuộc với mỗi mùa thi tốt nghiệp THPT. Theo Hiếu, với tình hình dịch bệnh và trạng thái học tập trong năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cân nhắc đưa ra đề thi phù hợp, tạo điều kiện cho các thí sinh đạt được điểm tốt.
Bên cạnh đó, Hiếu phỏng đoán rằng: "Nhiều trường năm nay mở các hình thức xét tuyển khác nhau như tuyển thẳng, xét học bạ, xét chứng chỉ nên có lẽ nhiều sinh viên đã nộp học trước bằng hình thức này nên dẫn tới việc số lượng chỉ tiêu tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lại giảm đi, khiến cho điểm chuẩn tăng cao".
Những ngày qua, câu chuyện của Công Hiếu được bàn luận khắp các diễn đàn mạng xã hội. Chàng trai 18 tuổi cũng được quan tâm nhiều hơn, nhận được rất nhiều lời thăm hỏi.
Tuy nhiên không như dư luận nghĩ rằng chàng trai này "bó tay chịu phận trượt đại học", Công Hiếu đã tìm được "bến đỗ" phù hợp để trải qua quãng đời sinh viên.
Tối ngày 18/9, chia sẻ với phóng viên Dân trí, Công Hiếu cho biết em vừa nộp hồ sơ nhập học vào ngành Sư phạm Địa lí của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Các nguyện vọng đầu tiên của em đều là ngành Luật, riêng nguyện vọng này em điền thêm để an tâm với việc đỗ đại học.
Trong năm học tới, Công Hiếu dự định tìm hiểu và thích nghi với môi trường của Đại học Sư phạm: "Em không đặt nặng vấn đề về ngành học mà ưu tiên hơn về việc liệu mình có phù hợp với ngành hay không".
Trong trường hợp bản thân cảm thấy không hợp, Hiếu vẫn sẵn sàng thi lại đại học để theo đuổi ngành Luật như mong muốn. Đối với Công Hiếu, quãng thời gian trải qua thử thách suýt trượt đại học này là một trải nghiệm đáng nhớ, giúp em có những bước đi thận trọng hơn trong tương lai.
*Tiêu đề do Dân Việt đặt lại
Vui lòng nhập nội dung bình luận.