"Con sen” có ý nghĩa là gì?

Thứ sáu, ngày 03/01/2025 16:32 PM (GMT+7)
"Con sen" từng là từ dùng để chỉ người giúp việc trong xã hội xưa. Ngày nay, giới trẻ lại sử dụng nó với một ý nghĩa hoàn toàn khác. Vậy nguồn gốc và sự biến đổi ý nghĩa của từ này là gì?
Bình luận 0

Nguồn gốc từ "con sen" có từ khi nào?

Con Sen là từ chỉ về những người giúp việc, người hầu hoặc được gọi theo cách hiện đại tức là Ô Sin. Từ "con sen" xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Một số giải thiết cho rằng từ này có lẽ là phiên âm từ "jeune servante" trong tiếng Pháp nghĩa là người hầu trẻ, người giúp việc. Họ phần lớn trong số đó xuất thân từ nông thôn, ra thành phố tìm việc nhưng vì không có nghề nên họ chỉ có thể làm các công việc giản đơn trong đó có giúp việc gia đình. Ngoài ra, Có một giả thuyết cho rằng, từ "con sen" có nguồn gốc từ tiếng Thái Lan, bắt nguồn từ từ "สาวใช้" (săao chai), có nghĩa là người giúp việc. Theo thời gian, âm "săao" được biến đổi thành "sen" trong tiếng Việt. Tuy nhiên, đây chỉ là một số giả thuyết ít phổ biến hơn so với những giải thích khác.

"Con sen": Từ người giúp việc xưa đến cách gọi vui của giới trẻ ngày nay - Ảnh 1.

Thời xưa gọi người giúp việc là ''con sen''.

Theo Từ điển tiếng Việt, "con sen" ban đầu được dùng để chỉ người hầu gái trong xã hội xưa. Nhiều tác phẩm văn học cổ cũng nhắc đến "con sen", chẳng hạn như trong tác phẩm "Cơm thầy cơm cô" của Vũ Trọng Phụng, có nhân vật một cô hầu gái tên là Đũi.

Từ "con sen" được sử dụng ngày nay

Hiện nay, từ "con sen" đã thay đổi về sắc thái và cách sử dụng. Ngày nay, "con sen" hầu như không còn được dùng để chỉ người giúp việc mà thay vào đó, giới trẻ thường dùng từ này với hàm ý trêu đùa về mối quan hệ giữa chủ và thú cưng. Những vật nuôi trong nhà như chó, mèo thường được gọi là "hoàng thượng" hay "boss", và người nuôi chúng được gọi vui là "con sen".

"Con sen": Từ người giúp việc xưa đến cách gọi vui của giới trẻ ngày nay - Ảnh 2.

Hiện nay, từ "con sen" đã thay đổi về sắc thái và cách sử dụng.

Từ "con sen" hiện nay chủ yếu xuất hiện trong các cuộc trò chuyện xã giao giữa bạn bè thân thiết. Khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc người không quá thân thiết, từ này hiếm khi được sử dụng.

Lý do vì ở nhiều nước trên thế giới, vật nuôi như chó, mèo được tôn trọng hơn cả con người. Chúng được xem là "Pet", là thú cưng, được luật pháp nhiều nước bảo vệ và cấm hành hạ, đánh đập cũng như giết hại và ăn thịt chúng. Nếu như bạn giết hại các vật nuôi có thể bạn sẽ phải chịu các hình phạt về hành chính và nặng nhất có thể phải ngồi tù.

Tại Việt Nam, mọi người cũng dần có ý thức hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. Người nuôi thú cưng vì có tình cảm thân mật, xem chúng như bạn và yêu thương hết lòng. Chính vì thế, họ tự nhận mình là phận "con sen", chỉ hầu hạ, phục vụ cho con vật mà mình yêu thương.

Ngoài ra, một số trường hợp sẽ được dùng với nghĩa tiêu cực. Rất nhiều bạn trẻ dùng từ "con sen" khi muốn hạ thấp người mình ghét. Bởi vì, "con sen" là người hầu thấp hèn, bị coi thường, không có tiếng nói cũng như quyền lợi gì cả.

PV (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem