Dù được biết là thân phận cao quý trong thời phong kiến, thế nhưng nhiều nàng Công chúa phải đánh đổi rất nhiều và không phải ai cũng có một cuộc đời như ý.
Thời phong kiến, quyền lực tập trung vào tay Hoàng đế, hoàng tộc cũng được hưởng vinh hoa phú quý vô tận và được đãi ngộ tốt nhất. Mặc dù thời đó quan niệm trọng nam khinh nữ rất được chú ý, nhưng thân là Công chúa cao quý nhất định không thể ngang hàng với phụ nữ dân gian.
Tuy nhiên, dù là công chúa có điều kiện sống tốt đến mấy vẫn không có được sự tự do hoàn toàn. Bản thân các Công chúa, hoàng tử ngay từ khi sinh ra đã phải học tập rất nhiều thứ. Ngay cả chuyện trọng đại như kết hôn cũng được sắp đặt sao cho đạt được lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế, nâng cao sức mạnh tổng thể của quốc gia hoặc liên minh với nước ngoài.
Số phận của những nàng Công chúa liên hôn chính trị đa phần không mấy tốt đẹp. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước hoàn toàn khác về khí hậu và thói quen sinh hoạt, nhưng để tránh những cuộc chiến vô nghĩa, họ chỉ có thể chấp nhận hoàn thành nhiệm vụ này.
Vào thời nhà Thanh, hôn nhân chính trị phổ biến nhất là giữa Mãn Thanh và Mông Cổ. Qua nhiều thế hệ, công chúa Mông Cổ được gả vào hậu cung nhà Thanh để trở thành thiếp của hoàng đế. Ngược lại, Công chúa của Hoàng đế nhà Thanh tới thảo nguyên để làm vợ của tộc trưởng. Chính kiểu thiết lập quan hệ chồng chéo này đã giúp triều đình nhà Thanh chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc quản trị khu vực Mông Cổ.
Ví dụ, Công chúa Lam Tư Nhi trong "Vương triều Khang Hy" đã kết hôn với một đối thủ đáng gờm của Khang Hy là Cát Nhĩ Đan. Cô được cho là hình mẫu của Cố Luân Vinh Hiến Công chúa. Trên thực tế, không phải Công chúa nào của Khang Hy đến Mông Cổ cũng có một cuộc sống dễ thở như trong phim truyện. Hòa Thạc Đoan Tĩnh là đứa con xấu số nhất của Khang Hy. Số phận của cô quả thực rất éo le.
Công chúa Hòa Thạc Đoan Tĩnh thông minh, giỏi giang từ bé, là hòn ngọc quý trên tay vua cha Khang Hy. Cô kết hôn với con trai của một quý tộc Mông Cổ. Cứ tưởng lấy chồng xong, cô sẽ sống hạnh phúc nhưng lại bất hạnh chết trẻ. Trong khi Phò mã luôn có tiếng là yêu thương thê tử rất nhiều, chuyện gì đã xảy ra khiến Công chúa tuyệt mạng vậy?
Ban đầu Đoan Tĩnh gả đến Mông Cổ sống rất tốt. Đương nhiên, không ai dám bỏ bê một nàng Công chúa nhà Thanh cả. Nhưng sau đó, nàng vướng vào tin đồn tằng tựu với một thị vệ bên cạnh nên khiến Phò mã tức giận vô cùng.
Không dám công khai hành hạ, hắn đã nghĩ ra một kế. Một mặt, hắn cố tình quản thúc Công chúa thật chặt, bắt nhốt nàng, không cho phép nàng ra khỏi phòng dù chỉ một bước. Mặt khác, hắn tuyên bố ra bên ngoài rằng hắn quá yêu Công chúa đến độ không muốn nàng gặp gỡ bất kỳ ai và không cho nàng rời xa nửa bước. Mỗi ngày, hắn đều đến thăm Công chúa để tránh bị nảy sinh nghi ngờ.
Suốt ngày bị nhốt trong một nơi nhỏ bé, không nhìn thấy ánh sáng ban ngày khiến công chúa bị suy sụp tinh thần, buồn bã đến chết khi mới chỉ 37 tuổi. Sự ra đi của Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa giúp giải tỏa nỗi hận trong lòng Phò mã, nhưng Khang Hy không dễ bỏ qua. Dù sao đây cũng là đứa con yêu quý nhất của ngài.
Khang Hy sai người đi tìm hiểu nguyên nhân cái chết của Công chúa. Biết được vở kịch "sủng ái" bệnh hoạn của Phò mã, ông vô cùng tức giận, lập tức ra chiếu chỉ giết chết Phò mã rồi cho bồi táng cùng Công chúa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.