Công nghệ “không đụng hàng” có thể giúp chúng ta tránh COVID-19
Công nghệ “không đụng hàng” có thể giúp chúng ta tránh COVID-19
Huỳnh Dũng
Thứ hai, ngày 23/08/2021 07:45 AM (GMT+7)
Công nghệ như nhận dạng giọng nói, nhận dạng khuôn mặt mà nhiều người trong chúng ta vẫn cảm thấy thoải mái sử dụng đang dần nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn, khi mà con người nhận thức rõ ràng hơn về hiệu quả của việc hạn chế tiếp xúc vật lý giữa người với người, và giữa người với bề mặt bị ô nhiễm trong thời kỳ COVID-19.
Đôi khi, công nghệ phải đến đúng lúc để cứu chúng ta khỏi một vấn đề gì đó mà thời đại hay bối cảnh lịch sử đặt ra. Ví dụ, vào đầu những năm 1900, ô tô xuất hiện ngay khi các thành phố đang phát triển báo động rằng, sự bùng nổ về giao thông bằng ngựa có thể chôn vùi đường phố của họ trong phân động vật. Đó là một câu chuyện vui để chúng ta thế rõ điều này.
Tương tự ngày nay với hai công nghệ nhận dạng giọng nói, nhận dạng khuôn mặt, trước đây, không có thứ nào được phát minh để giúp chúng ta đối phó với COVID-19, nhưng mãi tới hôm nay khi nhân loại bước vào thời kỳ đại dịch, chúng ta mới có dịp nhìn lại về vai trò của những công nghệ không có chủ định trước này. Thậm chí, chúng có thể rất quan trọng đối với 'trạng thái bình thường mới' sau cuộc khủng hoảng này, bằng cách cho phép chúng ta tránh chạm vào những thứ mà nhiều người khác cũng đã chạm vào.
Trong vài thập kỷ qua, chúng ta đã xây dựng một xã hội có xu hướng nhấn nút, chạm vào màn hình cảm ứng nhưng giờ đây, trong trạng thái nhạy cảm vi trùng ngày càng cao xuất hiện qua đường tiếp xúc vật lý, chạm vào về mặt dường như hết sức đáng sợ, các công nghệ như nhận dạng giọng nói, nhận dạng khuôn mặt lần lượt được gọi tên.
Nhận dạng giọng nói
Chỉ trong vài năm qua, chúng ta mới cảm thấy thoải mái với tính năng nhận dạng giọng nói. Hàng triệu người sử dụng trợ lý ảo Siri trên iPhone hoặc trò chuyện với thiết bị Alexa tại nhà. Những nỗ lực đầu tiên trong việc khiến máy móc hiểu được giọng nói bắt nguồn từ năm 1962, khi các nhà nghiên cứu của IBM chế tạo Shoebox, có thể hiểu được 16 từ (hầu hết chúng là các số từ 0 đến 9; một số từ thông dụng. Shoebox về cơ bản là một cỗ máy cộng hưởng không cảm ứng. Trong 50 năm tiếp theo, các khoản tiến bộ trong công nghệ này đến chậm hơn một chút.
Hệ thống giọng nói chưa bao giờ trở nên thực sự hữu ích cho đến khoảng năm 2010, nhờ sự kết hợp của các phương pháp tiếp cận mới với phần mềm, lượng dữ liệu giọng nói khổng lồ mà máy móc có thể phân tích và điện toán đám mây giúp một thiết bị nhỏ có thể giải mã giọng nói ngay lập tức, bởi các máy tính khổng lồ trong một trung tâm dữ liệu.
Nhận dạng giọng nói đề cập đến khả năng nhận và giải thích các lệnh bằng giọng nói của một thiết bị cụ thể. Nói một cách đơn giản, công nghệ nhận dạng giọng nói có thể tương tác và phản hồi các lệnh của con người.
Công nghệ nhận dạng giọng nói bắt nguồn từ PC nhưng bằng cách tích hợp trong điện thoại thông minh với mức độ phổ biến ngày càng tăng, công nghệ này đã trở nên dễ tiếp cận hơn cho người sử dụng.
Mức độ quan tâm và nhu cầu sử dụng các phần mềm nhận dạng giọng nói tăng lên chóng mặt trong những năm gần đây. Không chỉ vậy, công nghệ giọng nói liên tục được cải tiến, và ngày càng trở nên tinh vi hơn. Do đó các doanh nghiệp nên đầu tư nhiều hơn vào việc triển khai và tích hợp công nghệ này để tăng phạm vi tiếp cận cũng như cải thiện doanh số của mình.
Nghĩa là bây giờ máy móc có thể hiểu chúng ta gần như là một con người khác, chúng ta sẽ thấy công nghệ đưa chúng ta trở lại phiên bản ảo hoàn mỹ. Chúng ta có thể đi vào thang máy và chỉ cần nói "Làm ơn, cho lên tầng mười" chẳng hạn. Máy bán hàng tự động được phát minh để tự động hóa những thứ như quầy bán kẹo và bán vé, được vận hành bởi các nhân viên ảo.
Chẳng hạn, công ty Thales có trụ sở tại Paris đang tiếp thị máy bán vé nhận dạng giọng nói Transcity tới các ga xe lửa: Khách du lịch nói để cho máy biết họ muốn đi đâu và máy sẽ tự in vé cho họ, không phải cần tiếp xúc, làm việc với nhân viên bán vé nào đó là con người thật.
Theo Doug Brown, giám đốc điều hành của hãng sản xuất ATM NCR, các máy ATM thế hệ tiếp theo sẽ chuyển hướng trở thành giao dịch viên ảo, người đã nói về công nghệ này trong một bài báo gần đây. Nghĩa là một máy ATM đàm thoại có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ rút tiền mặt hoặc gửi tiền - nó có thể trả lời các câu hỏi và xử lý các nhiệm vụ phức tạp hơn, chẳng hạn như mở tài khoản trực tiếp chẳng hạn.
Nhận dạng khuôn mặt
Mầm mống của công nghệ máy móc nhận dạng khuôn mặt cũng bắt nguồn từ những năm 1960, khi một nhà phát minh tên là Woody Bledsoe được tài trợ bởi CIA đã đặt ra một số nghiên cứu cơ bản của lĩnh vực này, và mơ ước được đeo chiếc kính có thể cho anh ta biết tên của những người anh ta thấy, với dữ liệu nhân dạng khuôn mặt đã được lưu trữ trước.
Vào những năm 1990, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ đã triển khai một chương trình khuyến khích phát triển thương mại nhận dạng khuôn mặt, một phần để quân đội có thể sử dụng nó.
Tiếp sau đó, Internet trong những năm 2000 đã thu hút hàng tỷ bức ảnh kỹ thuật số, mang đến cho các công ty như Facebook và Google kho lưu trữ khuôn mặt khổng lồ để phân tích. Trung Quốc đang nỗ lực hoàn thiện tính năng nhận dạng khuôn mặt cho an ninh quốc gia. Và giờ đây, chiếc iPhone X của Apple ra mắt năm 2017 đã khiến hàng triệu người dùng cảm thấy thoải mái khi lấy khuôn mặt làm mật khẩu.
Vào thời điểm COVID-19 hoành hành, nhận dạng khuôn mặt được nhiều người hân hoan lựa chọn sử dụng, nhưng nó cũng được coi là mối đe dọa đáng ngại đối với quyền riêng tư - đủ nguy hiểm đến mức công nghệ này phải bị hạn chế một thời gian dài.
Giờ đây, một chiếc mũ bảo hiểm của công ty Kuang-Chi Technology của Trung Quốc được trang bị cả camera hồng ngoại và tính năng nhận dạng khuôn mặt. Người đeo được cho là có thể phát hiện ra người bị sốt cách đó 4,5m và xác định ngay người đó.
Nói cách khác, nhận dạng khuôn mặt hiện có độ chính xác cao và có thể được tích hợp vào hầu hết mọi thứ. Tất nhiên, công nghệ này làm nảy sinh rất nhiều vấn đề về quyền riêng tư. Nhưng nếu chúng ta có thể thoải mái với những vấn đề đó theo cách tự nhiên thì nó vẫn dễ dàng được lan tỏa và sử dụng.
Đi qua một sân bay, một du khách phải liên tục trính giấy phép hoặc hộ chiếu cho nhân viên. Các thao tác này sẽ trở thành di tích của quá khứ, được thay thế bằng cơ sở dữ liệu khớp với khuôn mặt của bạn với hồ sơ trước đó. Hải quan quốc tế đã thử nghiệm tính năng nhận dạng khuôn mặt tại một số sân bay để thay thế cho việc xử lý hộ chiếu giấy.
Điển hình, hãng hàng không British Airways sử dụng hình thức nhận diện khuôn mặt đối với hành khách nhập cảnh từ Mỹ. Máy ảnh có thể quét khuôn mặt của khách du lịch để xác minh danh tính của họ để lên máy bay mà không cần xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ lên máy bay.
Thậm chí, trong những năm tới, mọi máy ATM hoặc hệ thống thanh toán yêu cầu mã PIN thay vào đó sẽ chỉ nhận dạng khuôn mặt của bạn. Các phím vật lý mà người khác có thể đã chạm vào hoặc ho vào, có thể biến mất sớm trong tương lai.
Sau giai đoạn hậu Covid-19, nếu nền kinh tế sẽ phục hồi một cách an toàn, chúng ta cần có cách để thực hiện mạnh mẽ và nâng cấp hơn nữa hai công nghệ trên, với xu hướng càng ít va chạm, ít tiếp xúc vật lý càng nhiều càng tốt, để chúng ta yên tâm hơn và cũng dễ dàng xử lý, an toàn hơn để đối phó với các đại dịch khác trong tương lai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.