Công nghệ tài chính thông qua ngân hàng ảo: Từ thành tựu của Đài Loan đến Đông Nam Á
Công nghệ tài chính thông qua ngân hàng ảo: Từ thành tựu của Đài Loan đến Đông Nam Á
Huỳnh Dũng
Thứ năm, ngày 24/03/2022 12:24 PM (GMT+7)
Gần 25 năm sau khi khái niệm này lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ, Đài Loan đã có những động thái thực tế đầu tiên theo hướng áp dụng dịch vụ ngân hàng chỉ sử dụng internet trực tuyến hoàn toàn.
Đài Loan có thể đến muộn với thế giới của ngân hàng trực tuyến chỉ dùng internet hoàn toàn, chắc chắn là khi so sánh với những quốc gia chấp nhận sớm như Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Trong khi Mỹ có ngân hàng ảo đầu tiên vào năm 1995, tiếp theo là Anh vào năm 1999, Nhật Bản (2000), Trung Quốc (2014) và Hàn Quốc (2015), thì Đài Loan chỉ cấp phép cho tổ chức tài chính đầu tiên của mình đi theo lối này vào cuối tháng 7/2019.
Trong khi đó, các công ty internet của châu Á đang thách thức các ngân hàng truyền thống trong khu vực về tài chính tiêu dùng, với hy vọng tăng cường cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới trên thị trường của họ, trong khi các công ty phi ngân hàng cũng muốn thách thức các ngân hàng truyền thống, bằng cách tận dụng công nghệ và cơ sở dữ liệu người dùng của họ. Và trong câu chuyện thị trường kinh doanh tài chính khốc liệt này, dĩ nhiên Đài Loan cũng không nằm ngoại lệ.
Mặc dù, chính phủ Đài Loan đã cấp phép và khuyến khích ba ngân hàng hoạt động trực tuyến đầu tiên vào năm 2019 gồm Ngân hàng LINE, Ngân hàng Thương mại Quốc tế Rakuten và Ngân hàng Next, nhưng các ngân hàng này đã phải đối mặt với sự chậm trễ do đại dịch Covid-19 gây ra và kéo dài.
Mãi cho đến cuối năm 2021, có hai ngân hàng chính thức đi vào hoạt động trực tuyến hoàn toàn đó là Ngân hàng Rakuten và Ngân hàng LINE. Đến nay, các ngân hàng trực tuyến này đã tận hưởng những "trái ngọt" đầu tiên. Đến ngày hôm nay, hai ngân hàng ảo đầu tiên này đã nhanh chóng tích lũy được một lượng khách hàng đáng kể trong khi ngân hàng thứ ba vẫn đang trên đà phát triển.
Đại diện Ủy ban Giám sát Tài chính Đài Loan, Wellington Koo cho biết: "Vì cả ba ứng viên trên đều có các mô hình kinh doanh khác nhau và khách hàng mục tiêu khác nhau, nên chúng tôi quyết định cấp phép, vì cả bản thân họ tin rằng, điều này sẽ có lợi nhất cho người tiêu dùng đất nước".
Nhìn chung, các công ty này có các cổ đông đến từ các lĩnh vực viễn thông, tài chính và bán lẻ, Next Bank có danh mục nhận đầu tư ủng hộ đa dạng nhất. Điển hình là từ Chunghwa Telecom- công ty viễn thông lớn nhất Đài Loan, với sự hỗ trợ từ Citibank có trụ sở tại New York, nhà điều hành thương mại điện tử PChome có trụ sở tại Đài Loan, và Easycard- công ty đứng sau thẻ thông minh giao thông công cộng của Đài Loan.
Trong khi đó, Ngân hàng LINE chủ yếu được hỗ trợ đầu tư bởi hệ thống LINE Financial Đài Loan, với bộ xử lý thanh toán kỹ thuật số nắm giữ 49,9% cổ phần. Sau đó, Ngân hàng Thương mại Fubon Đài Loan nắm giữ thêm 25,1% cổ phần của ngân hàng này, bên cạnh đó còn có hai công ty dịch vụ tài chính địa phương (Ngân hàng CTBC và Ngân hàng Liên minh Đài Loan), một ngân hàng ở nước ngoài (Standard Chartered ) và hai công ty viễn thông Đài Loan( Taiwan Mobile và FarEastTon e).
Cuối cùng, ngân hàng Rakuten là đơn vị ngân duy nhất được hỗ trợ đầu tư bởi các dịch vụ tài chính thuần túy, từ tập đoàn IBF Financial Holdings, một công ty môi giới chứng khoán có trụ sở tại Đài Bắc (đang nắm giữ 49% cổ phần ngân hàng này) và Rakuten, gã khổng lồ thương mại điện tử Nhật Bản (nắm giữ 51%).
Theo thông tin mới nhất được cập nhật thì một trong những ngân hàng ảo đầu tiên của Đài Loan đã tích lũy được khoảng 600.000 khách hàng kể từ khi mở cửa vào cuối năm 2021. Đó là kết quả hoạt động mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Một chiến lược quan trọng mà họ làm theo là thu hút đối tượng khách hàng phù hợp. Hơn 75% người dùng của họ ở độ tuổi 20 đến 40, rõ ràng là đối tượng dân số hiểu biết về công nghệ nhiều nhất.
Có thể thấy, công nghệ tài chính (FinTech) thông qua ngân hàng ảo không chỉ có ở Đài Loan. Trên khắp Đông Á, các ngân hàng kỹ thuật số đã và đang có được sức hút từ các trung tâm tài chính trong khu vực. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến khó khăn cho các ngân hàng ảo ở đảo quốc này. Thị trường ngân hàng quá bão hòa của Đài Loan có thể sẽ đòi hỏi các tổ chức cho vay kỹ thuật số phải áp dụng các chiến thuật và công nghệ mới để trở nên thực sự cạnh tranh. Nói tóm lại, họ sẽ phải sử dụng công nghệ mạnh tay và cao tay khi lấn sân vào cuộc chơi này.
Đến nay, thị trường Đài Loan có 37 công ty cho vay bán lẻ phục vụ dân số hơn 23 triệu người. Tuy nhiên, không phải là nhu cầu không tồn tại đối với các dịch vụ của họ. Mức độ thâm nhập cao từ điện thoại thông minh của Đài Loan, sự ưa thích ngày càng tăng đối với các giao dịch không tiếp xúc và các dịch vụ kỹ thuật số nói chung còn yếu của các ngân hàng truyền thống mang lại cơ hội mới cho các nhà cho vay kỹ thuật số.
Khi bước vào những thách thức này, ngành tài chính của Đài Loan phải khá thận trọng. Khi các công ty và cơ quan quản lý chính phủ thận trọng, sự đổi mới trong ngành công nghệ FinTech sẽ đạt được theo từng bước được đo lường. Ngân hàng kỹ thuật số ở Đài Loan đang ở trạng thái sơ khai. Nói một cách rõ ràng hơn thì chưa có công ty khởi nghiệp nào chuyên về ngân hàng ảo có mặt trên hòn đảo. Thay vào đó, chỉ hai trong số các công ty nền tảng lớn nhất châu Á và nhà cung cấp viễn thông ưu việt của Đài Loan đã hợp tác với một số tổ chức tài chính lâu đời nhất của hòn đảo để tạo thành ba liên minh được cấp phép cung cấp dịch vụ ngân hàng.
Tuy nhiên, có một số lưu ý, đầu tiên, các ngân hàng kỹ thuật số không thể cung cấp các dịch vụ này từ các chi nhánh thực. Thứ hai, họ không thể tiến hành kinh doanh với quy mô như các ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, những vấn đề đó cũng đi kèm với những lợi thế thực sự. Các ngân hàng kỹ thuật số có thể tận dụng tối đa các ứng dụng của họ. Trong bối cảnh các hoạt động của ngân hàng CNTT cũ kỹ từ những người cho vay truyền thống trở nên "thất thế", các ngân hàng ảo sẽ thu hút những người Đài Loan trẻ tuổi vốn dành nhiều thời gian trực tuyến qua điện thoại thông minh nhiều hơn. Thật vậy, điều đó cho thấy rằng, các ngân hàng ảo có thể tạo ra một thị trường ngách có ý nghĩa" bằng cách tập trung vào thị trường thanh niên có tài khoản ngân hàng truyền thống khá thấp.
Thành thật mà nói thì ngành công nghiệp FinTech của Đài Loan có thể không phát triển nhanh như dự đoán, nhưng nó đang đi đúng hướng. Một ví dụ về cam kết của họ đó là quy định gần đây về tiền điện tử. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mà họ đang xây dựng sẽ khuyến khích mọi người tham gia nhiều hơn vào lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số của đất nước.
Các nhà phân tích cho biết thêm rằng, các ngân hàng đương nhiệm cần phản ứng nhanh chóng với cuộc cạnh tranh mới. Công ty tư vấn McKinsey ước tính rằng, nếu các ngân hàng kỹ thuật số nhanh chóng giành được thị phần và quy mô đáng kể, thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng truyền thống châu Á, một thước đo khả năng sinh lời, có thể giảm xuống còn 6,4% vào năm 2023, từ mức 10,1% của năm 2020.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.