Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM và lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đều nhất trí với phương án này.
Hồ nước rộng lớn tại công viên Đầm Sen.
Lợi thế lớn nhất của Đầm Sen hiện nay là có hai hồ nước rộng lớn bậc nhất thành phố. Trong đó, hồ khu A có mặt hồ rộng 6,5 ha, sức chứa gần 200 ngàn m3, còn hồ khu B có mặt hồ rộng 3,5 hecta, sức chứa khoảng 140 ngàn m3. Các hồ không thông với hệ thống xả thải của công viên và khu vực nên đều là hồ sạch, với 2 hecta mặt hồ trồng sen, phần còn lại nuôi cá. Cả hai có đầy đủ điều kiện để chuyển làm hồ điều tiết chống ngập cho khu vực rộng lớn tại phía tây thành phố.
Tại đây có hệ thống van xả 1 chiều qua đường cống D1200 nối ra kênh Cầu Mé để điều tiết lượng nước của toàn khu vực quanh Đầm Sen khi mưa lũ, triều cường. Chúng còn giúp giữ lượng nước cuối mùa mưa, duy trì lượng nước mặt trong mùa nắng và ổn định mạch nước ngầm quanh khu vực.
Hồ có thể tận dụng làm hồ điều tiết chống ngập.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Tổng Giám Đốc công ty Cổ Phần DVDL Phú Thọ (đơn vị chủ quản CVVH Đầm Sen) cho biết hai hồ này ngoài nhiệm vụ chính là phục vụ tham quan du ngoạn, còn có chức năng tạo độ thông thoáng cho cả khu vực dân cư quanh Đầm Sen. Nếu đầu tư chuyển hai hồ này thành hồ điều tiết nước trọng điểm thì sẽ chia sẻ gánh nặng chống ngập, thoát nước cho thành phố.
Được biết, để chống ngập, TP.HCM đang quy hoạch xây dựng nhiều hồ điều tiết, trong đó có các hồ Khánh Hội, Bàu Cát, Gò Dưa. Tuy nhiên, thành phố vẫn có thể tận dụng nguồn hồ tự nhiên đã có như hồ Kỳ Hòa, hồ Đầm Sen để chuyển thành hồ điều tiết nước đặc thù nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và phù hợp môi trường tự nhiên.
Công viên văn hóa Đầm Sen có lịch sử lâu đời và quy mô lớn bậc nhất tại TP.HCM với điểm nhấn là hai hồ nước rộng lớn. Các hồ nước tại đây ngoài việc phục vụ tham quan du ngoạn còn có thể làm hồ điều tiết chống ngập.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.