Covid-19: Những người nghèo nhất Trung Quốc vật lộn sinh tồn

Thứ sáu, ngày 15/05/2020 14:00 PM (GMT+7)
Lao động nhập cư và người dân ở khu vực nông thôn Trung Quốc đang gánh chịu những hệ lụy nặng nề nhất do đại dịch Covid-19 gây ra.
Bình luận 0

Theo SCMP, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Trung Quốc đã tăng lên 6,2% trong tháng 2 - mức cao nhất từ trước đến nay - do đại dịch Covid-19 khiến nhiều nhà máy, công ty phải tạm đóng cửa hoặc phá sản.

Tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện lên 5,9% trong tháng 3 khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại và dịch Covid-19 đã nằm trong tầm kiểm soát của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Theo ước tính của The economist Intelligence Unit, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc có thể đạt tới 10% trong năm nay khi có thêm 22 triệu việc làm ở khu vực thành thị biến mất.

Trước đó, tổ chức này đã ước tính rằng 50 triệu đến 60 triệu việc làm đã bị mất trong lĩnh vực dịch vụ và hơn 20 triệu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng do đại dịch Covid-19.

Trong khi những người dân có thu nhập thấp ở các thành phố lớn và vùng ven biển đang vật lộn duy trì cuộc sống thì những người khó khăn nhất ở các tỉnh nội địa và vùng sâu vùng xa nghèo đói đang bị đẩy đến bước đường cùng.

Peng Lixiang, 38 tuổi, quê ở làng Dayi, tỉnh Sơn Đông, từng làm việc tại một nhà hàng lẩu ở Heze, một trong những thành phố nghèo nhất ở tỉnh miền đông Trung Quốc từng kiếm được khoảng 1.000 Nhân dân tệ mỗi tháng trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng nhà hàng lẩu đã phải đóng cửa vào tháng 2 do dịch bệnh khiến Peng thất nghiệp. 

Là trụ cột kinh tế chính của gia đình khi chồng cô vốn thất nghiệp, Peng cho biết cô đang phải vật lộn kiếm tiền nuôi con gái 8 tuổi và trả các khoản vay nợ để xây nhà. Mặc dù đã tích cực nộp đơn xin việc tại các nhà hàng và nhà máy trong thành phố nhưng Peng vẫn chưa tìm được việc.

 "Tôi không ngờ rằng chuyện tìm việc sẽ khó như vậy. Tôi chấp nhận mức lương thấp và sẽ làm việc chăm chỉ hoặc bất cứ điều gì khác, miễn là không phải làm việc vào ban đêm vì tôi phải chăm sóc con gái. Tôi chỉ cần một công việc", Peng chia sẻ.

Nhưng người mẹ này chỉ là 1 trong số hàng triệu người Trung Quốc đang vất vả tìm việc làm sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Báo cáo của Fitch Ratings tuần này cho biết, tác động của cuộc khủng hoảng sức khỏe đối với nền kinh tế toàn cầu đang làm tăng thêm áp lực lên thị trường lao động Trung Quốc.

Không có việc làm nhưng vẫn phải chi tiêu, không ít hộ gia đình của Trung Quốc đã có tổng thu chi bị âm trong quý đầu năm nay do dịch Covid-19 và có thể vẫn phải đối mặt với điều này trong một quý nữa, theo SCMP.

Minh Nhật (SCMP)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem