Vào thời phong kiến, các thái giám thường phục vụ bên cạnh hoàng đế và các phi tần hậu cung. Để trở thành thái giám, những người đàn ông này phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn.
Trên thực tế, có 4 "kịch bản" khiến đàn ông thời phong kiến trở thành thái giám. Thứ nhất là bị gia đình ép buộc, bán đi từ khi còn nhỏ. Thứ hai là do quá nghèo đói nên không còn lựa chọn. Thứ ba, nhiều người tự nguyện thành thái giám với hy vọng có cuộc sống sung sướng hơn. Thứ tư, đó là các phạm nhân. Thay vì chịu án tử, họ phải chịu cung hình (thiến).
Vì sao hoàng đế thường chọn thái giám hầu hạ?
Vào thời Tây Hán, số lượng cung nữ trong hoàng cung là khoảng 1.000 người. Đến thời Tây Tấn, số lượng tăng lên hơn 10.000 người. Trong khi đó, số lượng cung nữ trong triều đại nhà Minh duy trì ở mức khoảng 9.000 người.
Dù số lượng cung nữ nhiều, nhưng các vị hoàng đế vẫn nhất quyết lựa chọn thái giám để hầu hạ kề cận. Hóa ra điều này một phần xuất phát từ sự kiện "Nhâm Dần cung biến" xảy ra vào thời nhà Minh năm 1542. Theo đó, vào đêm 21 tháng 10 năm Gia Tĩnh thứ 21, trong khi hoàng đế Minh Thế Tông (hay Gia Tĩnh đế) đang ngủ say tại tẩm cung của Tào Đoan Phi, có một nhóm cung nữ gồm 16 người đã xông vào tẩm điện để ám sát hoàng đế.
Mặc dù Minh Thế Tông không chết nhưng vụ ám sát thực sự khiến vị hoàng đế này bị ám ảnh. Kể từ đó, Minh Thế Tông luôn mang theo thái giám hầu hạ bên cạnh, tránh việc cung nữ có thể gây ra vụ ám sát như trên.
Hơn nữa, thái giám không chỉ hầu hạ hoàng đế trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể giúp đỡ những việc khác như làm vệ sĩ, cân bằng quyền lực... Để thái giám hầu cận trung thành hơn, hoàng đế cũng có thể trực tiếp ban một số chức vụ. Trên thực tế, có không ít thái giám trong lịch sử còn sở hữu quyền lực lấn át các đại thần trong triều đình.
Trong khi đó, việc con cái có thể tiến cung là điều mơ ước của nhiều gia đình thường dân. Đặc biệt, những người con gái có thể trở thành phi tần của hoàng đế sẽ mang lại không ít lợi ích cho gia tộc.
Để được hoàng đế sủng hạnh, đương nhiên các mỹ nhân này cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Trong cung cấm có nhiều cung tần, mỹ nữ, việc được hoàng đế để mắt tới rõ ràng không phải chuyện một sớm một chiều.
Việc các phi tần thường gọi thái giám tới hầu hạ vào buổi tối đương nhiên là không đúng. Bởi vì theo quy định trong các triều đại xưa, danh tiếng của phi tần cũng rất được coi trọng trong hậu cung. Do đó, những người hầu hạ thông thường của phi tần phần lớn là các cung nữ.
Nhắc đến thái giám, trong lịch sử Trung Quốc có nhiều nhân vật nổi tiếng có thể kể đến như Ngụy Trung Hiền (thời nhà Minh), Lý Liên Anh (thời nhà Thanh)...
Tuy nhiên, cho dù có quyền lực ra sao thì thái giám vẫn là chỉ là những người hầu hạ trong cung. Họ bị ép phải tịnh thân để trở thành thái giám, nhằm tránh phát sinh quan hệ với phụ nữ ở chốn thâm cung.
Thế nhưng, khi xem các bộ phim cổ trang nổi tiếng, có một hiện tượng thú vị xảy ra. Đó là các phi tần cao quý lại chủ động kết thân, duy trì mối quan hệ ngầm với các thái giám có thân phận khiêm tốn.
Vậy, vì sao các phi tần lại kết thân với thái giám và hay gọi họ tới hầu hạ vào buổi tối?
Dưới đây là 3 nguyên nhân chính.
Nguyên nhân phi tần kết thân với thái giám
Thứ nhất, lợi dụng thái giám để tìm hiểu tâm trạng, thói quen, sở thích và hành động của hoàng đế. Theo đó, dù có địa vị cao, nhưng trong hậu cung của hoàng đế thường có rất nhiều mỹ nhân. Ai cũng muốn được hoàng đế sủng ái. Số lượng nhiều như vậy cũng kéo theo cuộc cạnh tranh lớn. Từng bước đi trong cung của các phi tần đều phải thận trọng, bởi nếu chọc giận hoàng đế thì không những nguy hiểm đến tính mạng mà còn có thể liên lụy tới người nhà.
Chính vì vậy, các phi tần thường chủ động làm quen, kết thân với các vị thái giám kề cận với hoàng đế để nắm bắt thông tin. Điều này không những có lợi cho bản thân các phi tần mà còn giúp ích nhiều cho gia tộc của họ.
Thứ hai, có nhiều cơ hội được thị tẩm. Trong hậu cung của hoàng đế thời phong kiến có rất nhiều phi tần. Tuy nhiên, việc lựa chọn mỹ nhân tới hầu hạ hoàng đế hàng ngày lại chỉ có một. Do đó, chỉ cần thái giám kề cận với hoàng đế nói tốt vài câu thì có thể khiến "thiên tử" thay đổi quyết định lật thẻ bài và đến cung điện của phi tần nào đó.
Hơn nữa, địa vị của phi tần trong hậu cung là do hoàng đế định đoạt. Nếu hoàng đế thường xuyên ghé thăm hay triệu thị tẩm thì chứng tỏ vị phi tần đó có địa vị cao, đắc sủng.
Vì vậy, việc kết thân với thái giám hóa ra chỉ có lợi chứ không có hại cho cuộc sống của phi tần ở trong cung.
Thứ ba, có thể giải tỏa cuộc sống u uất trong hậu cung. Trong cung có hàng nghìn cung tần, mỹ nữ, không phải ai cũng có may mắn được hoàng đế để mắt tới.
Có không ít người phải chịu cuộc sống cô đơn trong cung cấm tới già. Do đó, việc kết thân, gọi thái giám tới hầu hạ đôi khi cũng là một cách để giải tỏa tâm trạng của các phi tần. Dù thái giám đã tịnh thân nhưng cũng có nhiều cách để có thể làm hài lòng các vị phi tần bị thất sủng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.