Cua chết
-
Nếu như trước đây, với hơn 3 ha nuôi thuỷ sản (tôm, cua, cá kết hợp), anh Phan Thanh Sang, ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) “bỏ túi” hơn 10 triệu đồng/tháng, trong đó, nguồn thu từ cua chiếm hơn một nửa, thì hiện nay, nguồn thu này giảm đáng kể.
-
Là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, con cua ở Cà Mau từ lâu trở thành một trong những nguồn thu nhập chính, giúp nhiều hộ dân vươn lên khá giàu. Thế nhưng, hơn một tháng qua, tình trạng cua chết diễn ra nhiều nơi đã khiến một bộ phận hộ nuôi gặp không ít khó khăn và lo lắng.
-
Nắng nóng bất thường, kéo dài khiến độ mặn, nhiệt độ trong các vuông nuôi tôm, cua của người dân trên địa bàn huyện An Minh (Kiên Giang) tăng cao, làm tôm, cua lờ đờ, chết nắng rải rác.
-
Cua Cà Mau nuôi kết hợp trong vuông tôm của nhiều hộ dân ở huyện Năm Căn, Cà Mau chết trên diện rộng, mức độ thiệt hại ngày càng gia tăng.
-
Ông Toàn (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) dự đoán: “Chỉ cần 1, 2 tháng nữa thôi, sản lượng cua sẽ trở lại mức ổn định, riêng chất lượng con cua Lâm Hải thì từ xưa giờ vẫn là hảo hạng. Dù dịch bệnh cua chết xảy ra năm nay nặng nề hơn, nhưng bà con vùng này vẫn coi con cua là nguồn thu nhập quan trọng”.
-
Theo kết quả xét nghiệm, phân tích ban đầu, các mẫu cua chết nghi ngờ tại các huyện của tỉnh Cà Mau chỉ do nhiễm ký sinh trùng giáp xác chân tơ Sacculina.sp (không phát hiện virus đốm trắng) nên không nằm trong danh mục bệnh động vật thuỷ sản phải công bố dịch.