Thực hiện kế hoạch công tác quân sự năm 2017, ngày 2.6, tại Cam Ranh, Khánh Hòa, đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì kiểm tra toàn diện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Hải quân. Đáng chú ý, trong sự kiện này, Hải quân Việt Nam đã tiến hành bắn thử một số loại vũ khí, đặc biệt trong số đó bao gồm cả tên lửa hành trình P-35B. Nguồn ảnh: Báo Hải quân
Trong ảnh, xe phóng tự hành mang tên lửa P-35B cơ động ra bãi phóng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hình ảnh cực hiếm và có lẽ lần đầu tiên được công bố - tên lửa hành trình chống hạm P-35B rời bệ phóng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trước đó, chúng ta thường chỉ được biết đến các cảnh phóng P-35B của Hải quân Nga. Tên lửa chống hạm P-35B là thành phần nằm trong hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động 4K44B Redut mà Việt Nam có sở hữu. Đây từng là một trong những hệ thống tên lửa đất đối hải nguy hiểm nhất trên thế giới, do Liên Xô sản xuất, có thể hủy diệt cả hạm đội tàu sân bay hùng mạnh nhất. Nguồn ảnh: English Russia
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1980 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut (NATO định danh là SS-C-1B Sepal) cùng 25 quả đạn tên lửa hành trình chống hạm P-35B. Khi đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống vũ khí diệt hạm này. Nguồn ảnh: QĐND
Ước tính, trọng lượng mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm P-35B có trọng lượng lên tới 5 tấn, dài 10,2m, đường kính thân đến 0,98m, sải cánh 5m. Phần đầu tên lửa (trong ảnh) được trang bị radar chủ động kích hoạt ở pha cuối tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: QĐND
Đạn tên lửa P-35B trang bị hai động cơ với động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng rồi tách bỏ khi đạn ở trên không) và động cơ turbojet hành trình. Tầm bắn cực đại lên tới 450-500km đưa nó trở thành loại tên lửa chống hạm bắn xa nhất Việt Nam.
Trong ảnh, tên lửa P-35B của Việt Nam tách động cơ khởi tốc sau khi rời bệ phóng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tên lửa có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100m trước khi lao đến mục tiêu với tốc độ siêu âm Mach 1,4. Trong ảnh, UAV của Hải quân Việt Nam ghi lại khoảnh khắc tên lửa P-35B đánh trúng tàu mục tiêu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong chiến đấu, nhằm đạt hiệu quả công kích mục tiêu cao nhất, cách đánh thường áp dụng với tổ hợp tên lửa này là “chiến thuật bầy sói” - Theo đó, sĩ quan điều khiển sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng một lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới. Nguồn ảnh: QĐND
Với đầu đạn nặng đến 1 tấn, tên lửa chống hạm P-35B được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu sân bay cỡ lớn trên thế giới, tàu tuần dương, tàu khu trục lớn chỉ bằng một phát bắn. Hãy thử tưởng tượng, cả một “bầy” P-35B tấn công vào nhóm tàu sân bay thì mức thiệt hại chúng gây ra cho địch lớn tới mức không tưởng. Nguồn ảnh: QĐND
An Ninh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.