Cuộc chiến công nghệ điện thoại camera ẩn dưới màn hình nóng lên

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 11/08/2021 08:13 AM (GMT+7)
Xu hướng điện thoại “màn hình vô khuyết” đang tới gần hơn với người tiêu dùng, nhờ công nghệ camera ẩn phía dưới màn hình đang ngày càng lộ diện khởi sắc.
Bình luận 0

Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc ZTE đã ra mắt siêu phẩm Axon 20 5G vào năm ngoái, giành được danh hiệu "đầu tiên trên thế giới" về công nghệ camera dưới màn hình. Nhưng đó không phải là loại điện thoại Android mà bạn có thể hào hứng hoặc thực sự mua. Và ZTE không phải là công ty duy nhất làm việc trên công nghệ màn hình như vậy. Chúng ta đã thấy rất nhiều nguyên mẫu đang hoạt động, chỉ là những thiết bị đó chưa sẵn sàng để ra mắt thương mại, vì hiệu suất camera và màn hình vẫn còn thiếu.

Gần đây nhất, có thông tin mới cho hay rằng, một nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc khác cũng sẽ nhanh chóng đưa ra công nghệ camera dưới màn hình thế hệ tiếp theo của mình. Đó là Oppo, và công ty ngụ ý rằng, công nghệ mới của họ gần như hoàn hảo. Điều này cho thấy sức nóng cuộc chiến về công nghệ camera này đang dần được khơi dậy.

Camera ẩn dưới màn hình (CUD camera under display, UPC Under Panel Camera hoặc CUS camera under screen) là công nghệ giấu camera phía dưới màn hình nhằm đảm bảo thiết bị điện tử có màn hình hiển thị đầy đủ mà không bị mất đi diện tích cho mục đích chụp ảnh. Ảnh: @Pixabay.

Camera ẩn dưới màn hình (CUD camera under display, UPC Under Panel Camera hoặc CUS camera under screen) là công nghệ giấu camera phía dưới màn hình, nhằm đảm bảo thiết bị điện tử có màn hình hiển thị đầy đủ, mà không bị mất đi diện tích cho mục đích chụp ảnh. Ảnh: @Pixabay.

Các vấn đề với công nghệ camera dưới màn hình

Trước mắt, chúng ta cần hiểu công nghệ camera dưới màn hình thực sự là gì. Trước hết, công nghệ camera ẩn dưới màn hình thực chất đã được giới thiệu, nghiên cứu và phát triển từ hơn một năm trước. Nó không phải là một khái niệm mới mẻ gì đối với nhiều người nữa. Xiaomi, OPPO và một số hãng khác cũng đã giới thiệu nó, nhưng tất cả chỉ là bản Demo. Chưa thể thương mại hóa vì còn nhiều điểm cần khắc phục thêm.

Có thể thấy rõ ràng rằng, với một màn hình không khiếm khuyết một chút nào như vậy thì chiếc điện thoại sẽ vô cùng đẹp. Cộng với việc viền màn hình mỏng sẽ tạo nên sự thanh thoát cho toàn bộ mặt trước của điện thoại. Đó là lí do mà các nhà sản xuất smartphone đang chạy theo công nghệ này.

Với việc camera ẩn dưới màn hình, nghĩa là bạn sẽ không nhìn thấy có cụm camera ở mặt trước nữa, toàn bộ nội dung trên màn hình điện thoại được hiển thị sẽ che luôn phần camera đi. Không có tai thỏ, giọt nước, hay nốt ruồi như những thiết kế trước đây nữa. Đây là công nghệ khá khó nghiên cứu, nhiều chuyên gia và công ty nghiên cứu đều tỏ ra hoài nghi về chất lượng lẫn độ bền của công nghệ này nếu so với kiểu camera trước truyền thống.

Cách thức hoạt động của camera dưới màn hình

Đúng với cái tên của nó camera ẩn dưới màn hình, bạn sẽ không nhìn thấy có cụm camera ở mặt trước nữa, toàn bộ nội dung hiển thị trên màn hình điện thoại sẽ che phần camera lại. Vậy làm thế nào mà camera ẩn dưới màn hình có thể thu nhận được hình ảnh.

Để camera dưới màn hình hoạt động, nhà sản xuất cần màn hình hoặc ít nhất là phần phía trên cảm biến camera phải tương đối trong suốt và cho phép ánh sáng cùng các tín hiệu khác (như nhận dạng khuôn mặt 3D) đi qua.

Nói cách khác chính là tận dụng khoảng trống giữa các pixel và lỗ pattern để tăng khả năng truyền ánh sáng và tín hiệu. Nhà sản xuất sẽ tìm cách tạo lỗ hổng giữa các pixel OLED trên màn hình để truyền nhiều ánh sáng hơn cho camera ẩn bên dưới.

Ưu và nhược điểm của camera ẩn dưới màn hình

Ưu điểm:

•           Camera ẩn dưới màn hình sẽ giải quyết được việc tạo ra màn hình tràn viền thực sự trên những chiếc điện thoại thông minh. Đây là điều mà những giải pháp hiện tại như màn hình "giọt nước" hay camera "nốt ruồi" vẫn chưa làm được.

•           Người dùng sẽ được sử dụng điện thoại với màn hình tràn viền "vô cực" thực sự.

•           Diện tích hiển thị màn hình rộng hơn khi không tích hợp camera vào màn hình, từ đó mang lại không gian sử dụng lớn hơn trên điện thoại.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm, công nghệ camera ẩn dưới màn hình cũng nhận về không ít ý kiến hoài nghi về chất lượng camera, kèm theo đó là các tác động đến màn hình điện thoại.

•           Bởi CUD được đặt dưới màn hình điện thoại và đang được thử nghiệm, vì thế mà chất lượng ảnh sẽ không tốt bằng camera thông thường.

Công nghệ làm camera dưới màn hình không đơn giản. Nhiều chuyên gia và công ty nghiên cứu đều tỏ ra hoài nghi về chất lượng lẫn độ bền của công nghệ này nếu so với camera trước truyền thống. Ảnh: @Pixabay.

Công nghệ làm camera dưới màn hình không đơn giản. Nhiều chuyên gia và công ty nghiên cứu đều tỏ ra hoài nghi về chất lượng lẫn độ bền của công nghệ, này nếu so với camera trước truyền thống. Ảnh: @Pixabay.

•           Vấn đề tiếp theo mà giải pháp camera ẩn dưới màn hình sẽ gặp phải chính là chất lượng màu sắc của màn hình sẽ không đồng nhất. Vì phần phía trên camera trước có chất liệu khác, mỏng hơn và trong suốt hơn phần còn lại của màn hình, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi nhẹ về màu sắc trên màn hình.

•           Camera dưới màn hình sẽ có chất lượng khoảng 70 đến 80% so với camera thông thường với cùng thông số. Phải cần thêm thời gian để CUD thật sự phát triển và mang đến những bức hình chụp lung linh, sắc nét.

OPPO ra mắt công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ mới

Gần đây nhất vào ngày 5/8, Oppo cũng đã tiết lộ công nghệ camera dưới màn hình (USC) thế hệ thứ ba mà theo công ty, nó sẽ giải quyết tất cả sai sót gắn liền với công nghệ này trước đây.

Theo SlashGear, khi ZTE giới thiệu công nghệ camera trên màn hình (UDC) thế hệ thứ hai của mình trong ZTE Axon 30 5G, có hai vấn đề chính mà việc triển khai UDC cần giải quyết trước khi chúng có thể được coi là thành công. Màn hình ngay phía trên camera cần vẫn có chất lượng tương đương với phần còn lại, nhưng đồng thời cần cho đủ ánh sáng đi qua mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. ZTE Axon 20 5G năm ngoái đã cố gắng đạt cả hai điểm, nhưng cả hai đều thất bại.

Oppo cho biết USC thế hệ thứ ba của họ đủ giải quyết những vấn đề đó. Để khắc phục sự cố về mật độ điểm ảnh trên màn hình, Oppo đã chọn sử dụng các điểm ảnh nhỏ hơn thay vì giảm số lượng điểm ảnh phía trêncamera. Điều này có nghĩa là vẫn có cùng một số điểm ảnh để đạt được mật độ điểm ảnh 400 ppi nhằm tạo ảo giác về một màn hình thống nhất trong khi vẫn cho đủ ánh sáng đi qua.

Công ty Trung Quốc cho biết họ đã sử dụng một mạch pixel mới với tỷ lệ pixel 1:1 để kiểm soát màn hình chính xác hơn, trong khi hệ thống dây điện trong suốt và quy trình sản xuất mới giảm 50% độ rộng dây. Tất nhiên, công ty cũng phát triển các thuật toán hình ảnh hỗ trợ AI để giảm các tác dụng phụ của camera dưới màn hình, như mờ hoặc chói. Để chứng minh các cải tiến của mình, Oppo đã giới thiệu một nguyên mẫu sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khi nào smartphone mới mang USC của Oppo mới được tiết lộ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem