Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thời gian qua, việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, không có dòng tiền trở thành "áp lực", khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp bất động sản. Nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh đường cùng, "chết trên đống tài sản" khi mà đất đai, cơ sở sở hữu nhiều nhưng không giao dịch, mua bán được để có dòng tiền luân chuyển.
Nhiều doanh nghiệp đã phải tính đến việc bán một phần hoặc toàn bộ dự án. Động thái này được đánh giá là phao cứu sinh hiệu quả trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang sắp đuối dần vì thiếu vốn. Các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) bất động sản giúp doanh nghiệp có tiền vận hành bộ máy, trả nợ, đáo hạn ngân hàng, trả nợ trái phiếu, thoát khỏi nguy cơ giải thể. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ có thêm tiềm lực để phát triển, tái khởi động các dự án trong tương lai.
Thực tế, càng về cuối năm, các doanh nghiệp bất động sản càng chịu sức ép nặng nề về tài chính. Một số doanh nghiệp đứng trước áp lực trả nợ trái phiếu, số khác phải có tiền để vận hành bộ máy và khởi động các dự án trong tương lai.
Đồng thời, giai đoạn cuối năm cũng là giai đoạn đón sóng đầu tư, vì vậy các doanh nghiệp cần phải ưu tiên có được nguồn tiền để tập trung phát triển các dự án cốt lõi. Bối cảnh này đã khiến các doanh nghiệp phải gấp rút tìm kiếm các đối tác, thúc đẩy các thương vụ chuyển nhượng dự án diễn ra nhanh.
Đơn cử, Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) thông qua công ty con Gamuda Land đã ký thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần để mua lại Công ty Bất động sản Tâm Lực với giá 315,8 triệu USD (khoảng gần 7.200 tỷ đồng). Được biết, công ty Tâm Lực hiện đang sở hữu một một dự án duy nhất thuộc khu đất rộng 3,68 hecta tại TP.Thủ Đức.
Hay trước đó, sau khi hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ một dự án tại Bình Dương vào năm 2022 với giá trị gần 1.300 tỷ đồng, mới đây Gamuda Land tiếp tục mua lại dự án Elysian ở TP.Thủ Đức. Đáng chú ý sẽ là cú bắt tay giữa là CapitaLand và Vinhomes.
Một đơn vị khác là Tập đoàn bất động sản có trụ sở tại Singapore Keppel công bố thỏa thuận hợp tác ới Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) tại hai dự án ở TP.Thủ Đức, TP.HCM với tổng giá trị ước tính trên 187 triệu SGD. Giao dịch dự kiến được hoàn thành trong năm nay.
Hay mới đây, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư LDG đã thông qua chủ trương chuyển nhượng 2 dự án để phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ trái phiếu, khoản nợ ngân hàng, đảm bảo nguồn tài chính để phát triển dự án.
Đó là dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt – Sơn Trà do Công ty cổ phần Hải Duy làm chủ đầu tư và dự án Khu chung cư lô C1 xây dựng tại phường Bình An, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Công ty Đầu tư LDG làm chủ đầu tư.
Đánh giá của các chuyên gia, trong hoạt động mua bán, sát nhập (M&A) bất động sản, các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài vẫn đang dẫn dắt cuộc chơi và là bên chủ động về dòng tiền, có quyền nắm vị trí điều phối các thương vụ.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cho biết công ty ông đang trông chờ nguồn vốn từ các thương vụ M&A, sau khi gặp khó khăn về việc vay vốn ngân hàng. "Chúng tôi đang kết nối với nhiều đối tác nước ngoài, các quỹ đầu tư, các đơn vị có tiềm lực về kinh tế để bán bớt 1 số dự án. Tất nhiên là nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc, thẩm định kỹ càng và chỉ xuống tiền với các dự án tiềm năng.
Nếu các thương vụ thực hiện thành công thì đây sẽ cách "mở đường máu", giúp doanh nghiệp có dòng vốn để nuôi sống toàn bộ hệ thống, thực hiện giao dịch, trả tiền cho khách hàng", vị lãnh đạo doanh nghiệp cho hay.
Trong khi đó, giám đốc một doanh nghiệp khác lại cho rằng đa số tiêu chí tìm dự án M&A của các nhà đầu tư, bao gồm các yếu tố như đã có quy hoạch, còn thời hạn đầu tư và đóng tiền sử dụng đất xong. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài đang có tiềm lực mạnh về tài chính nên chiếm lĩnh thị trường M&A.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đánh giá xu hướng M&A của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam đang là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Việc liên kết giữa các nguồn lực tài chính sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực để phát triển dự án và thu hút nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, để làm được điều này, các chủ đầu tư phải là nhà đầu tư lớn, minh bạch về tài chính và các con số thống kê. Họ phải có hồ sơ năng lực rất mạnh để thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài.
"Tôi nghĩ rằng, liên doanh, liên kết và hợp tác sẽ là một hướng đi mới của các nhà đầu tư, thay vì phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm", bà Thùy Dung nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.