Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cùng đoạt giải ở hạng mục Sách Nghiên cứu ấn bản dịch phẩm có cuốn “Tri thức khách quan - Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa” (tác giả: Karl R. Popper, dịch giả: Chu Lan Đình – hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn).
Năm nay, ở hạng mục Sách Giáo dục, tác phẩm: “Đại học - Định chế giáo dục cao thay đổi thế giới - Từ Trung cổ đến Hiện đại” (tác giả: Nguyễn Xuân Xanh) cùng dịch phẩm “Những nguyên tắc đạo đức trong giáo dục” (tác giả: John Dewey, dịch giả: Cao Tuấn) được vinh danh.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu phát biểu về tiêu chí sách hay.
Ở hạng mục Sách Kinh tế, tác phẩm “Xã hội công dân Việt Nam dưới góc nhìn thể chế” (chủ biên: Nguyễn Khắc Giang, Nguyễn Quang Thái); dịch phẩm “Nền kinh tế chia sẻ: Sự kết thúc của việc làm, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa-trên-đám-đông” (tác giả: Arun Sundararajan, dịch giả: Nguyễn Tuấn Việt) được trao giải.
Hạng mục Sách Quản trị có cuốn “Nhượng quyền khởi nghiệp - Con đường ngắn để bước ra thế giới” (tác giả: Nguyễn Phi Vân); dịch phẩm “Tư duy nhanh và chậm” (tác giả: Daniel Kahneman, dịch giả: Hương Lan & Xuân Thanh) được trao giải.
Về hạng mục Sách Thiếu nhi, tác phẩm Bộ sách “Con gà đẻ trứng vàng & Mỗi hơi thở một nụ cười” (tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh); dịch phẩm “Chuyến tàu đêm trên dải ngân hà ” (tác giả: Kenji Miyazawa, dịch giả Thanh Điền) được đánh giá cao.
Nhà văn Nguyên Ngọc hy vọng sách hay sẽ lan tỏa mạnh hơn nữa đến với cộng đồng.
Riêng về Sách văn học năm nay chưa tìm thấy tác phẩm hay trao giải. Về mục dịch phẩm, cuốn “Vết nhơ của người” (tác giả: Philip Roth, dịch giả: Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh) được vinh danh.
Ngoài ra còn có hạng mục “Sách cho người trẻ do Cộng đồng sách trẻ bình chọn” với hai thể loại kinh điển và đương thời. Về thể loại kinh điển, có các tác phẩm được bình chọn gồm: "Suối nguồn", tác giả: Ayn Rand; dịch giả: Vũ Lan Anh, Đặng Quang Hiếu, Vũ Hoàng Linh, Nguyễn Kim Ngọc, Trần Thị Hà Thủy (Phan Việt hiệu đính), "Nhà giả kim" của tác giả: Paulo Coelho; dịch giả: Lê Chu Cầu; "Hoàng tử bé" của tác giả: Antoine De Saint-Exupéry, dịch giả: Trác Phong; "Giết con chim nhại" của Harper Lee, dịch giả: Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viêm Phương và "Những người khốn khổ" của Victor Hugo,dịch giả: Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiếu.
Nhà giáo dục Giản Tư Trung chia sẻ nét mới của Giải Sách hay năm nay.
Thể loại đương thời có các cuốn tiêu biểu như: "Đúng việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh" của Giản Tư Trung, "Bức xúc không làm ta vô can" của Đặng Hoàng Giang, "Sapiens: Lược sử loài người" của Yuval Noah Harari, dịch giả Nguyễn Thủy Chung, "Cà phê cùng Tony" của Tony Buổi Sáng và "Lối sống tối giản của người Nhật" của Sasaki Fumio, dịch giả Như Nữ.
Giải Sách hay thường niên một lần nữa đã góp phần lan tỏa những giá trị và tri thức, hy vọng rằng “Có thêm giải Sách hay này đời sống văn hóa sẽ vui hơn, sôi nổi hơn, chắc sẽ góp phần thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của mọi người đến sách và đọc sách” như Nhà văn hóa Nguyên Ngọc đã từng chia sẻ.
Theo ông Giản Tư Trung, Trưởng Ban Tổ Chức, Thành viên Hội đồng Trao giải, điểm mới của mùa giải năm nay có thêm một hoạt động song song, đó là “Sách cho người trẻ do Cộng đồng sách trẻ bình chọn”. Sở dĩ giải Sách hay năm nay có thêm hoạt động này, vì chúng tôi mong muốn không chỉ chạm đến nhiều đối tượng độc giả khác nhau, mà còn ngày càng gần gũi hơn với người trẻ. Có thể nói hạng mục song song này là “của người trẻ, do người trẻ và cho người trẻ”.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói về những giá trị của sách giáo dục.
Cũng như 8 mùa giải đã qua, Giải Sách hay gồm 3 vòng tuyển chọn (vòng đề cử, vòng sơ khảo và vòng chung khảo), với tiêu chí bình chọn cụ thể từng hạng mục trao giải, nhưng có 2 tiêu chí chung cho tất cả các hạng mục, đó là: Sách đoạt giải mang trong mình tinh thần khai minh và giá trị tiến bộ; Sách được xuất bản hoặc tái bản hợp pháp tại Việt Nam sau năm 1975.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.