Đà Nẵng: Nhiều kỳ vọng ở “Năm doanh nghiệp”

Thứ sáu, ngày 28/03/2014 11:45 AM (GMT+7)
2014 được TP.Đà Nẵng chọn là “Năm doanh nghiệp” với mục tiêu chú trọng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn.
Bình luận 0
Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP. Đà Nẵng, cho rằng, lãnh đạo TP. Đà Nẵng chọn năm 2014 là “Năm doanh nghiệp” là chủ trương hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện tại.

“Khi suy thoái kinh tế xảy ra, cộng đồng DN, nhất là các DNNVV bị thiệt thòi nhiều nhất, nhiều DN bị khủng hoảng, giải thể. Chính những lúc khó khăn như vậy, cộng đồng DN rất mong có sự giúp đỡ của Chính phủ và chính quyền địa phương” - ông Lý chia sẻ.

Doanh nghiệp Đà Nẵng kỳ vọng nhiều trong “Năm doanh nghiệp”.
Doanh nghiệp Đà Nẵng kỳ vọng nhiều trong “Năm doanh nghiệp”.

Ông Lê Văn Hiểu – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Công ty Seatech chia sẻ, cả một thời kỳ dài DN phải sống “cầm cự” để vượt qua những khó khăn, thách thức bởi khủng hoảng kinh tế kéo dài. “Việc Đà Nẵng chọn năm 2014 là “Năm doanh nghiệp” không những thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đà Nẵng đối với cộng đồng DN mà còn mở ra hy vọng lớn, một cánh cửa mới để DN đứng dậy mạnh mẽ hơn” – ông Hiếu chia sẻ.

Năm 2014, Đà Nẵng sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ mặt bằng phục vụ sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ về tài chính, tín dụng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị và hỗ trợ thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường, xúc tiến du lịch, trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DN... Tuy nhiên, để những giải pháp này thật sự đến được với cộng đồng DN, nhiều DN cho rằng thành phố cần quan tâm, hỗ trợ các khó khăn thực tại của cộng đồng DN đang gặp phải, đó là vốn, hàng tồn kho, mặt bằng sản xuất…

Theo ông Lý, mong mỏi lớn nhất của DN lúc này chính là hỗ trợ họ tiếp cận được vốn ưu đãi. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhu cầu vay vốn đang trở thành vấn đề bức bối của DN.

Ông Lý đề nghị, trong các giải pháp hỗ trợ DN, thành phố cần ưu tiên các vấn đề trên. Mặt khác, thành phố cần cải thiện môi trường đầu tư, bao gồm việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Nhất là thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, công khai minh bạch, phổ biến rộng rãi các dự án, các chương trình đầu tư để DN biết và tham gia…

“Lãnh đạo thành phố nên đứng ra làm đầu mối để tổ chức các cuộc hội thảo, đối thoại giữa các thành phần DN với DN, giữa DN và chính quyền về ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý, nghiên cứu và phát triển, xây dựng văn hóa DN... Ngoài ra, có thể hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện cho các DN được tham gia vào các hợp đồng, đấu thầu các công trình sử dụng vốn ngân sách thành phố...” - ông Hiểu đề nghị.
Đoàn Hồng (Đoàn Hồng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem