Món ăn mà Lưu Bị mê mệt là đặc sản vùng đất Tây Tạng
“Gà hong gió” có phiên âm latinh là Fengganji, cho đến hiện nay vẫn còn rất nhiều giả thuyết xung quanh nguồn gốc của món ăn này. Theo một số ghi chép, món ăn này có nguồn gốc từ thời Tam Quốc ở tỉnh Hồ Bắc vì có liên quan tới tích truyện về Lưu Bị.
Tương truyền, thời kỳ Tam Quốc, Tôn Quyền vì muốn hợp với Lưu Bị khử Tào, cho em gái mình là Tôn Thượng Hương gả cho Lưu Bị. Hai vợ chồng Lưu Bị sống ở trấn Thập Lý, ngoại thành Kinh Châu.
Vì Lưu Bị rất thích ăn món gà, Tôn Thượng Hương vì muốn chiều lòng chồng, liền nghĩ ra nhiều phương thức chế biến gà, trong đó có món gà hong gió này. Qua thời gian, nó dần trở nên phổ biến hơn, được nhiều người ưa chuộng.
Sau này, mỗi một khu vực lại có một cách chế biến khác nhau, nhưng phiên bản “gà hong gió” kinh dị của người dân Tây Tạng vẫn khiến người ta ám ảnh nhất. Mặc dù món ăn này được đánh giá rất ngon và là đặc sản của vùng đất Tây Tạng, nhưng cách chế biến quá tàn nhẫn vẫn khiến thực khách rùng mình.
Rùng mình về quá trình chế biến món ăn mà Lưu Bị mê mệt
Vùng cao nguyên lạnh giá thuộc Tây Tạng là nơi gió lạnh dễ dàng đạt tới dưới 0 độ C. Về cơ bản, thịt phơi gió của người Tây Tạng cũng gần tương tự như thịt xông khói tại phương Tây: thịt được phơi ở nơi râm mát thoáng khí, để gió thổi khô tự nhiên. Đây là một cách để bảo quản thịt, dành cho vài tháng hoặc 1 năm tiếp theo.
Để chế biến được món “gà hong gió” này, người đầu bếp phải “làm thịt” con gà sao cho nó vẫn còn sống. Quá trình “làm thịt” này bao gồm việc rút nội tạng, quét đều gia vị, khâu kín lại con gà. Quá trình này yêu cầu người đầu bếp phải hoàn thành với tốc độ nhanh nhất và khi kết thúc con gà vẫn còn sống nguyên. Nếu gà chết, thì món ăn coi như hỏng.
Những con gà để chế biến món ăn này thường là những con gà trống nặng khoảng 2 - 2,5 cân. Khi bị treo lên những con gà này vẫn còn sống, thậm chí có những con còn cố gắng phát ra tiếng kêu trước khi chết dần dần.
Khác với cách làm gà thông thường, con gà sẽ bị mổ phanh khi còn đang sống, lôi toàn bộ ruột, gan, phèo, phổi lòng mề... trong tích tắc. Tiếp theo, người đầu bếp ngay lập tức xát muối, thảo mộc vào trong ruột gà, chà xát sao cho bụng gà thấm đẫm gia vị.
Toàn bộ quá trình này phải được thực hiện cực kỳ nhanh chóng nhằm giữ cho con gà sống nguyên. Và bạn biết đấy, gà có thể không biết suy nghĩ, nhưng chúng cũng biết kêu khi đau. Do đó, tiếng rên rỉ than khóc của đàn gà buổi xế chiều có lẽ không quá xa lạ nếu như bạn đến Tây Tạng vào dịp cuối năm.
Quá trình tẩm ướp kết thúc, con gà sẽ bị vặt lông rồi treo ngược trước gió. Lúc này, nó vẫn đang sống, và rồi gió lạnh cùng sự đau đớn tận cùng sẽ gặm nhấm chúng cho đến khi những sinh vật đáng thương nói lời giã biệt cõi đời ô trọc này. Còn thân xác chúng sẽ vẫn ở đó cho đến khi khô lại và... lên đĩa.
Sau khi hoàn thành tất cả các quy trình này, người đầu bếp sẽ treo những con gà này lên vị trí thoáng đãng để hong khô. Với điều kiện mùa đông và khí hậu đặc trưng của vùng Tây Tạng thì chỉ cần hong khô khoảng 20 - 25 ngày là có thể ăn được. Trước khi ăn có thể hấp cách thuỷ một chút để thịt gà mềm ra vừa đủ.
Bị lên án vì quá tàn nhẫn
Cách thức chế biến này bị lên án vì quá tàn nhẫn. Tiếng rên rỉ đau đớn của gà trước khi chết khiến nhiều người chứng kiến phải che mặt đi. Một số người còn chia sẻ: "Tôi cảm thấy như những con gà đang gào thét, chất vấn loài người tại sao lại làm điều độc ác này với chúng".
Thế nên, hiện nay gần như chỉ còn người Tây Tạng là tiếp tục "làm gà" theo cách này. Ở các thành phố lớn, gà hong gió vẫn được ưa chuộng, nhưng gà sẽ được cắt tiết trước khi xử lý, giúp chúng lên đường nhanh chóng mà ít đau đớn.
Tuy vậy, nhiều người lại cho rằng cách chế biến hiện nay khiến cho món gà mất đi vị ngon vốn có.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.