đại án kinh tế
-
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, qua các vụ án tham nhũng, kinh tế, kết luận các vụ việc có vi phạm do cơ quan kiểm tra, thanh tra ban hành, ông nhận thấy, có biểu hiện “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong xây dựng pháp luật.
-
Trong 9 tháng đầu năm 2020, các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng đã thụ lý điều tra 22 vụ án, 130 bị can; thiệt hại trong các vụ án đang thụ lý trên 3.600 tỷ đồng.
-
Sáng nay (2/1), TAND thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ thất thoát hơn 22 nghìn tỷ đồng xảy ra ở Đà Nẵng. Các bị cáo gồm Vũ "nhôm", 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng và 18 bị cáo khác.
-
Chiều nay (20/12), trong phần tự bào chữa trước tòa, bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên (trước khi bị khởi tố là Phó TGĐ của Mobifone) đã có lời khai gây chú ý. Ông này cho biết từng bị “trù dập” vì phản đối lại việc thanh toán 5% còn lại cho AVG.
-
Sáng nay, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án tử hình với cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và hàng chục năm tù đối với các đồng phạm. Ngay sau đó, giới luật sư đã có những đánh giá, phân tích về mức án này.
-
Sáng 20/12, VKSND Hà Nội công bố bản luận tội 14 bị cáo trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Theo đó, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị đề nghị mức án 16-18 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tử hình tội Nhận hối lộ. Hình phạt chung VKSND đề nghị HĐXX tuyên phạt với ông Son là tử hình.
-
Lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp, hai cựu Bộ trưởng là ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn phải hầu tòa vì hành vi nhận hối lộ trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG. Đây là 1 trong 10 sự kiện kinh tế nổi bật trong năm 2019 do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt cùng 20 chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam bình chọn.
-
Năm 2019 nổi bật với một loạt vụ đại án kinh tế được đưa ra xét xử công khai, nghiêm minh. Điều này cho thấy quyết tâm của Đảng, Chính phủ trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đây cũng là 1 trong 10 sự kiện kinh tế tiêu biểu do các chuyên gia kinh tế có uy tín bình chọn trong hoạt động do báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức sáng nay, 18/12 tại Hà Nội.
-
Theo luật sư, ngoài việc nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô thì người bị kết án còn phải được đánh giá hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì mới thoát án tử hình.
-
Liên quan đến phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm, ý kiến bạn đọc cho rằng với quyết tâm phòng chống tham nhũng của TƯ, những người được xác định là vi phạm sẽ được xử lý nghiêm minh.