Đại diện UNICEF: Việt Nam cần mở cửa lại trường học càng sớm càng tốt

Mỹ Hằng thực hiện Thứ sáu, ngày 04/02/2022 10:36 AM (GMT+7)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu mở cửa trường học trên toàn quốc ở tất cả các cấp học từ tuần tới. Trong cuộc trao đổi với Dân Việt trước kỳ nghỉ Tết, bà Rana Flowers, Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần mở cửa lại trường học càng sớm càng tốt.
Bình luận 0

Xin bà cho ý kiến về việc cần thiết cho trẻ đi học trở lại?

- Ngân hàng Thế giới, UNESCO và UNICEF có tuyên bố chung rằng vào ngày 6 tháng 12 năm 2021 trong đó nói: "Việc mở cửa trường học nên là ưu tiên lớn nhất của mỗi quốc gia".

Chi phí để duy trì trường học khi đóng cửa là rất lớn, và có nguy cơ gây tổn hại cho thế hệ trẻ và trẻ em, ngoài ra còn gia tăng sự bất bình đẳng vốn có trước khi dịch bùng  phát. Vì vậy nên UNICEF ủng hộ chính phủ Việt Nam bù đắp lại việc học hành đã bị gián đoạn và coi  đây là một cơ hội để cải cách nền giáo dục,  làm cho giáo dục bền vững hơn, công  bằng hơn, và hiệu quả hơn cho tất cả mọi người. 

Ta phải nắm bắt cơ hội này, và giờ là lúc phải hành động, để cho thế hệ này không phải chịu sự thất học lâu dài cũng như sự mất mát năng suất trong tương lai,  đảm bảo khả năng tham gia đầy đủ của các em trong xã hội.

Đại diện UNICEF: Đây là cơ hội làm cho giáo dục bền vững, công bằng và hiệu quả hơn - Ảnh 1.

Đại diện UNICEF tại Việt Nam: Đừng gia tăng áp lực học hành với trẻ em trong khi bị gián đoạn việc học do Covid-19. Ảnh: UNICEF.

Nhìn lại đại dịch Covid-19 từ 2 năm qua, bà có thể đánh giá ảnh hưởng và thiệt hại mà Covid-19 đã gây ra đối với trẻ em nói chung, đặc biệt là về giáo dục cũng như tâm lý?

- Sự gián đoạn với nền giáo dục mà đại dịch Covid-19 đã gây ra có thể được liệt vào danh sách các  cuộc khủng hoảng về giáo dục khủng khiếp nhất trong lịch sử. Mức độ của 'cú sốc' này vẫn chưa thể được biết chính xác, nhưng các bằng chứng cho thấy đây là một vấn nạn thực sự, kể cả ở Việt Nam.

Sự thất học đã có ảnh hưởng rất lớn và cũng tạo ra sự bất bình đẳng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, học sinh mất hầu hết kiến thức mà đáng ra các em  đã được học ở trường, và lứa tuổi nhỏ hơn, bị gạt ra nhiều hơn phải hứng chịu nhiều hậu quả nhất.

Sự gián đoạn trong những hoạt động thường ngày, trong giáo dục đào tạo, giải trí, những lo lắng về thu nhập gia đình và sức khoẻ đang làm bao trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy sợ hãi và lo lắng về tương lai của chính mình. UNICEF cũng lo ngại sâu sắc rằng, tác động đối với sức khoẻ tinh thần của trẻ em, thanh thiếu niên và của loài người sẽ tiếp tục đè nặng

Sự gián đoạn với nền giáo dục mà đại dịch Covid-19 đã gây ra có thể được liệt vào danh sách các cuộc khủng hoảng về giáo dục khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Chúng tôi khẩn cấp kêu gọi  có thêm đầu tư cho sức khoẻ tinh thần cho trẻ em và thanh thiếu niên, không chỉ là cho y tế, để hỗ trợ cách tiếp cận toàn xã hội với việc phòng ngừa, thúc đẩy và chăm sóc. Ngoài ra, chúng ta hy vọng phá vỡ sự im lặng về vấn đề sức khoẻ tinh thần bằng cách đề cập sự kỳ thị và thúc đẩy sự hiểu biết nhiều hơn về sức khoẻ tinh thần, thúc đẩy các chiến lược sức khoẻ tinh thần tích cực để đảm bảo rằng chúng ta coi trọng các trải nghiệm của trẻ em và thanh thiếu niên.

Vậy người lớn có thể làm gì để khắc phục các ảnh hưởng xấu của Covid-19 và việc gián đoạn học hành với trẻ em?

- Hãy nhớ rằng người lớn là tấm gương cho trẻ em noi theo. Nếu ta làm gương về lối sống tích cực, quan hệ với người khác một cách ôn hoà, thương yêu và tôn trọng những người xung quanh trong giao tiếp, trẻ em sẽ cảm thấy mình được bảo vệ và được yêu thương. Sử dụng ngôn từ tích cực, luôn lắng nghe trẻ em và sự đồng cảm – những điều đó đều giúp chúng ta duy trì một môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc trong thời kỳ căng thẳng này.

Luôn luôn hỗ trợ cho trẻ. Tuỳ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, chúng có thể sợ việc quay lại trường hoặc lo lắng về những bài học không được đầy đủ. Hãy cho trẻ em không gian để chia sẻ cảm xúc, lắng nghe các em, cho các em biết rằng người lớn luôn bên cạnh để giúp đỡ các em.

Đừng gia tăng áp lực học hành. Thay vào đó, hãy dành nhiều thời gian có chất lượng bên bọn trẻ. Việc trực tiếp dành thời gian cho nhau sẽ khiến mọi người vui vẻ và không tốn kém gì. Điều đó làm cho trẻ em cảm thấy được yêu thương và được an toàn, và cho trẻ biết rằng chúng rất quan trọng. Cùng nấu món ăn yêu thích với trẻ, cùng tập thể dục theo bản nhạc yêu thích. Đặc biệt chúng tôi khuyến khích các ông bố tham gia tích cực hơn vào việc khuyến khích và hỗ trợ con cái.

Có khá nhiều các bậc phụ huynh không muốn cho con cái mình tiêm chủng Covid-19, vì lo ngại các vấn đề về nguồn gốc hay loại vaccine, các ảnh hưởng lâu dài cũng như một số trường hợp kém may mắn sau khi được tiêm. Bà có ý  kiến thế nào về việc này?

- Các bằng chứng sẵn có cho thấy, với các loại vaccine đã có giai đoạn thử nghiệm với trẻ em thì chúng an toàn và hiệu quả với  thanh thiếu niên từ 12-18. Tuy nhiên, các ảnh hưởng lâu dài vẫn chưa được phát hiện vì vaccine còn mới. Ở lứa tuổi cao hơn, có một phần nhỏ của dân số có phản ứng mạnh với vaccine. Tỷ lệ phản ứng với vaccine ở Việt Nam còn thấp so với các nước khác. Chúng tôi xin chia buồn với các gia đình mất đi người thân.

Xin bà cho biết những biến chủng mới hay số người nhiễm vẫn gia tăng có phải là nguy cơ cho học sinh khi đi học trở lại hay không?

- Cho dù có biến chủng Covid-19, đặc biệt là khi cho phép kinh doanh và đi lại không hạn chế,  thì các trường học nên cho học sinh học trực tiếp càng sớm càng tốt, không có rào cản với việc tiếp cận giáo dục, bao gồm cả việc không bắt buộc tiêm chủng trước khi đi học. Điều quan trọng là chính phủ cũng như chính quyền địa phương và sở giáo dục địa phương giúp các trường nối lại việc đi học trực tiếp bằng cách làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu lây nhiễm của virus, chẳng hạn cung cấp các dụng cụ làm sạch, xà phòng, nước sạch, thiết bị bảo vệ...

Bằng chứng cho thấy trẻ em đối mặt với nguy cơ mắc Covid-19 nặng thấp hơn, thế nhưng cái giá khiến các em mất đi việc học hành, sự lo lắng và cô lập mà các em phải chịu đựng, những thách thức về tinh thần mà các em phải đối mặt - đó là những mối đe doạ lớn hơn, và UNICEF đã khuyến khích Chính phủ Việt Nam mở cửa trường học càng sớm càng tốt.

UNICEF cũng lo ngại sâu sắc rằng, sức khoẻ tinh thần của trẻ em, thanh thiếu niên và của loài người sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do tác động của đại dịch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem