Đại Việt
-
Vì sao và bằng cách nào, Đại Việt - vốn là một nước nhỏ, dân thưa, quân ít, tiềm lực có hạn lại có thể đứng vững, chặn đứng và đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông lắm quân, nhiều ngựa, đông thuyền và khí giới, buộc chúng phải từ bỏ mộng tưởng thâu tóm và nô dịch?
-
Hà Nội là vùng đất được nhiều triều đại phong kiến chọn làm nơi đóng đô suốt nghìn năm dựng nước và giữ nước.
-
Cụ Võ Trường Toản, danh sĩ đất Gia Định, đã không ra làm quan với nhà Tây Sơn trong thời gian họ chiếm đóng vùng đất này. Cụ mở trường dạy học, thu nhận hàng trăm học trò, trong đó có ba người về sau rất hiển đạt dưới triều Gia Long, được người đời sau phong là “Gia Định tam gia”.
-
Dù chính sử chỉ ghi chép ngắn gọn về Lý Công Bình hai lần đánh bại đế quốc Angkor hùng mạnh, nhưng người dân quê ông vẫn khắc ghi và truyền tụng mãi câu chuyện về ông như một niềm tự hào, biết ơn vô hạn.
-
Nguyễn Sư Mạnh sinh năm 1458 ở làng Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Tây. Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa thi Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức 15 (1484) đời vua Lê Thánh Tông. Ông được bổ làm quan Thượng thư Bộ Lễ, tước Sùng Tín hầu.
-
Trong sử Việt nổi lên hai vị vua là khắc tinh của tham quan, dưới thời của họ, tham quan không còn đường sống. Đó là vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng.
-
Thánh Dực là đội quân thiện chiến bậc nhất nhưng lại có xuất thân kỳ lạ. Họ là những người không nơi nương tựa, tội phạm, bị bỏ rơi không người thân thích, nhưng sau khi được thu nhận đã dũng cảm đương đầu với đội quân Mông Cổ từng tung hoành khắp Á sang Âu và đội quân Nguyên Mông không kém phần hung hãn.
-
Các hoàng tử là người sau này phải đảm nhiệm những trọng trách lớn, nên các bậc minh quân rất xem trọng việc dạy dỗ con.
-
Bại trước Đại Việt, quân Khmer chuyển sang liên tục đánh phá Chiêm Thành, vua Suryavarman II bắt Chiêm Thành phải thần phục. Không còn cách nào khác, vua Chiêm lúc này là Jaya Indravarman III buộc phải chấp nhận.
-
Đế quốc Khmer hay Đế quốc Angkor là đế quốc rộng lớn nhất phía Nam và Đông Nam Á với diện tích lên đến 1,2 triệu km², bao gồm cả Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, và vùng Nam Bộ thuộc Việt Nam ngày nay. Trong khi đó, diện tích của Đại Việt thời nhà Lý chưa đến 111.000 km².