Đắk Nông: Trồng 1.600 cây này, thu 3 tấn trái khô, bán được 400 triệu

Thứ tư, ngày 27/03/2019 19:24 PM (GMT+7)
Hiện hộ anh Thường, xã xã Đắk Búk, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đang có 1.600 cây mắc ca trồng xen canh với hồ tiêu, đinh lăng và đang bước vào thời kỳ thu bói. Vụ mùa năm 2018, gia đình anh Thường sau khi phơi khô đã thu về được 3 tấn hạt mắc ca. Do mắc ca của gia đình được phơi sấy khô chất lượng, hạt lại đồng đều nên từng giai đoạn đã bán được 120 - 160 ngàn đồng/kg, thu về hơn 400 triệu đồng.
Bình luận 0

Mấy năm lại đây, điều đáng phấn khởi là khi cây mắc ca ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) cho trái, cùng với việc các doanh nghiệp tham gia chế biến sâu đã đưa hạt mắc ca trở thành đặc sản mới của địa phương này.

Từ năm 2010 đến nay, toàn huyện Tuy Đức phát triển được khoảng 678 ha mắc ca, tập trung chủ yếu ở các xã: Đắk Búk So, Đắk R’tíh, Quảng Tâm, Quảng Trực… Hiện nay, một số vườn cây mắc ca trên 5 năm tuổi đã cho thu hoạch với tổng diện tích trên 400 ha (chiếm gần 60%).

img

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Tuy Đức tham gia trồng cây mắc ca vì ít tốn kém chi phí đầu tư

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn mắc ca được trồng cách đây 5 năm, anh Phạm Văn Thường, ở thôn 6, xã Đắk Búk So vui vẻ cho biết: Loại cây trồng này khá phù hợp với vùng đất Tuy Đức. Sau 5 năm, phần lớn các cây mắc ca trong vườn nhà tôi đều có đường kính trên 20 cm, cao hơn 4m. Cây mắc ca lớn nhanh như vậy nhưng việc trồng, chăm sóc rất ít tốn kém và tương đối nhàn rỗi.

Hiện nay, sau khi nhiều diện tích cây mắc ca ra trái, trên địa bàn huyện Tuy Đức có rất nhiều thương lái thu mua với giá trung bình từ 70.000 - 80.000 đồng/kg hạt chưa qua chế biến.

Một tin vui khác đối với người trồng cây mắc ca là ở địa phương đã có 2 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH MTV mắc ca Đắk Nông và Cơ sở chế biến hạt mắc ca Như Ý đã và đang bao tiêu tất cả hạt mắc ca của người dân trên địa bàn huyện sản xuất để chế biến sâu cung cấp các sản phẩm mắc ca sấy khô, đóng hộp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Chị Tôn Nữ Ngọc Như, Chủ cơ sở chế biến hạt mắc ca Như Ý cho biết: “Hạt mắc ca có giá trị cao về dinh dưỡng nên sản phẩm này trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng, tìm mua. Thời gian qua, hạt mắc ca do công ty tôi chế biến bán ra thị trường với giá 300 ngàn đồng/kg. Gía thành hạt mắc ca khá cao nhưng công ty tôi chưa bao giờ tồn kho, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.

Trao đổi về việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn, ông Kiều Qúy Diện, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức cho biết, hiện nay một số diện tích cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức bước đầu cho thu hoạch. Sản lượng mắc ca có được bao nhiêu, doanh nghiệp, tiểu thương thu mua hết tới đó. Mặc dù mới chỉ bước đầu nhưng cây mắc ca đã mang lại niềm vui cho người nông dân lẫn doanh nghiệp chế biến.

Phan Tuấn (Báo Đắk Nông)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem