Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt bê, thịt bò, thịt cừu và một số loại thịt chế biến từ động vật. Những thực phẩm này đều chứa nhiều vitamin, sắt, kẽm, protein.
Tuy nhiên, lượng cholesterol bão hòa và chất béo có hại trong thịt đỏ có thể gây tác hại lớn cho sức khỏe.
Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt bê, thịt bò, thịt cừu và một số loại thịt chế biến từ động vật.
Có vô số những tác động xấu của thịt đỏ đến sức khỏe bao gồm chứng đột quỵ, đau tim, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, trong số đó thì ung thư là căn bệnh nguy hiểm và đe dọa tính mạng lớn nhất. Vì vậy, để giảm nguy cơ ung thư.
Bạn nên thay thế thịt đỏ với các loại thịt cá, thịt gia cầm hoặc những loại đậu khác.
Các nhà nghiên cứu nói rằng, nếu bạn thay thế thịt đỏ hàng ngày bằng sự kết hợp lành mạnh giữa các loại đậu, đậu Hà Lan, thịt gà, các loại hạt, trứng và thịt cá thì có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú đến 14%.
Bạn nên thay thế thịt đỏ với các loại thịt cá, thịt gia cầm để giảm nguy cơ ung thư.
Theo một số nghiên cứu mới nhất, những phụ nữ tiêu thụ thịt đỏ chiếm khoảng 1,5 khẩu phần ăn hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn đến 22% so với những người chỉ tiêu thụ một khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày.
Phụ nữ cần cải thiện thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ chính hôm nay chứ không chỉ ở giai đoạn sau mãn kinh bởi điều này sẽ giúp họ có nguy cơ thấp mắc bệnh ung thư khi có tuổi.
Thit đỏ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng rất nhiều cách. Ví dụ như, thịt đỏ chứa 1 loại protein được gọi là "heme". Loại protein này bao gồm chất sắt có trong thịt đỏ.
"Heme" qua giai đoạn biến đổi chất trong ruột tạo thành các hợp chất có tên là "hợp chất N-nitroso". Hợp chất N-nitroso này có chức năng nuôi dưỡng các tế bào ung thư trực tràng (ruột kết và ruột thẳng).
Thit đỏ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng rất nhiều cách.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ăn đến 5 lạng thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư đại tràng rất cao. Tiêu thụ nhiều thịt lợn làm tăng khả năng mắc ung thư trực tràng, hay thịt cừu thì làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
Vì vậy, để ngăn chặn một số tác dụng phụ có hại từ thịt đỏ như ung thư trực tràng và đại tràng thì bạn nên cắt giảm tiêu thụ thịt đỏ càng sớm càng tốt.
Ung thư dạ dày cũng là một trong những tác dụng phụ không mong muốn do ăn nhiều thịt đỏ. Các progesterone và estrogen gây ung thư vú là một trong những tác động xấu khác mà chủ yếu là do sự hiện diện của chất béo có trong thịt đỏ gây nên.
Do vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên cắt giảm lượng thịt đỏ trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư mà còn ngăn chặn nhiều tác hại khác như bệnh xơ vữa động mạch, loãng xương, huyết áp cao, viêm khớp dạng thấp, bép phì, hay bệnh thận.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.