Dân mạng tranh cãi: Sao không công bố bản gốc "Con đường xưa em đi"?

Thảo Nguyên (Tổng hợp) Thứ tư, ngày 05/04/2017 09:18 AM (GMT+7)
Trước thông tin Cục NTBD cấm vĩnh viễn dị bản 5 ca khúc sáng tác trước 1975, trong đó có "Con đường xưa em đi", rất nhiều người đặt câu hỏi vì sao Cục không công bố bản gốc các ca khúc này?
Bình luận 0

img

Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) vừa ra quyết định cấm vĩnh viễn lưu hành dị bản của 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Lý do là 5 bản nhạc này đều bị sai lời, thậm chí có những ca khúc bị thay lời khác, như vậy là vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan.

Ngoài ra Cục NTBD cũng cho biết, 5 ca khúc bản gốc được lưu hành, nếu các đơn vị đến xin cấp phép có trong tay bản nhạc với bút tích của tác giả thì Cục NTBD sẽ xem xét.

Với những lý do, giải thích như trên của Cục NTBD, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội và trên các trang báo mạng đã xảy ra tranh cãi. Rất nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Cục đưa ra gây khó hiểu, khi nói là cấm vĩnh viên 5 dị bản nhưng lại không trưng ra bản gốc của 5 ca khúc để người dân phân biệt. Bên cạnh đó, Cục cũng không chỉ ra cụ thể 5 ca khúc dị bản sai những chỗ nào so với 5 ca khúc bản gốc…

Đặc biệt nhiều khán giả thắc mắc, nếu đã đúng bản gốc thì cứ vậy mà hát tại sao lại cần đơn vị đến xin cấp phép mới được phép lưu hành? Nếu giả sử không có đơn vị nào xin cấp phép, các tác giả không lên tiếng thì phải chăng 5 ca khúc bản gốc đó mãi mãi không được lưu hành?

Độc giả Trần Kiệt đặt câu hỏi: "Vậy cho tôi hỏi bản gốc có được lưu hành không? Lời nhạc bản gốc đâu? Có thể đối chiếu cho người dân xem chỗ nào bị sửa lời bài hát không?".

Độc giả tên Nhân đặt câu hỏi: "Cho tôi hỏi ông Nguyễn Đăng Chương những ca khúc này bị sai lời là sai như thế nào? Bị thay lời là thay chỗ nào?"

Độc giả Nguyên phân tích: "Nếu đã cấm lưu hành phiên bản lời sai thì coi như phiên bản lời đúng được tự động lưu hành chứ sao lại phải có "đơn đề nghị"? Đề nghị cục công bố phiên bản gốc lời đúng của bài hát để mọi người tâm phục khẩu phục".

Thậm chí, nhiều khán giả lại đặt câu hỏi gay gắt cho rằng, tại sao phải có "đơn vị đề nghị" mới cấp phép trở lại? Đây là sản phẩm văn hóa và trách nhiệm của CNTBD là phải thẩm định và đưa vào đời sống những tác phẩm đảm bảo giá trị văn hóa, tinh thần đã được công chúng công nhận qua thời gian chứ không cần cơ quan hay cá nhân nào "đề nghị" hay "xin cho" gì cả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem