Cờ IS
Trước đó, cảnh sát nhận được nhiều báo cáo về một người gốc Syria giấu tên, 23 tuổi đặt hình ảnh lá cờ của tổ chức khủng bố IS làm ảnh đại diện trên Facebook. Các công tố viên đã thụ lý trường hợp này, tuy nhiên từ chối truy tố.
Lá cờ IS, bị căm ghét tương đương biểu tượng Đức Quốc xã không bị đem ra tòa án Thụy Điển, căn cứ theo luật bảo vệ những nhóm thiểu số khỏi phân biệt chủng tộc hoặc các tội phạm gây ra bởi việc thù ghét.
Theo công tố viên Gisela Sjövall, tuy IS thù hằn mọi cộng đồng nhưng không chỉ rõ một tập thể nhất định, nên dùng cờ IS không đồng nghĩa với việc bày tỏ sự ghét bỏ, hay thiếu tôn trọng với một nhóm thiểu số nào đó.
Nhóm khủng bố IS
"Cụ thể, IS tuyên truyền sự ghét bỏ nhưng là với toàn bộ những người không theo giáo phái của họ, có số lượng quá lớn để được bảo vệ như nhóm thiểu số", Gisela giải thích.
Gisela cũng bác bỏ khả năng cổ vũ việc phạm tội như khủng bố hay giết người và cho rằng yếu tố này nằm ngoài phạm vi vụ việc vốn chỉ xoay quanh việc gây cảm giác bị xúc phạm. Riêng biểu tượng Phát xít đại diện cho tư tưởng bài Do Thái mới phạm luật.
Trên mạng xã hội đầy những lời lẽ phẫn nộ với phán quyết này.
"Thụy Điển giờ loạn rồi. Vĩnh biệt quốc gia Scadinavia tươi đẹp", người dùng Trumpoli đăng trên Twitter. "IS căm ghét tất cả và như vậy là không phạm tội. Điều gì đang xảy ra vậy", một người dùng khác viết.
Nghi can chối bỏ việc mình ủng hộ nhóm khủng bố.
Lá cờ IS đã tồn tại trong cộng đồng Hồi giáo cả trăm năm nay nhưng mới được IS lấy làm "quốc kỳ" vài năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.