Báo Độc Lập” của Nga ngày 14.10 nhận định, chính quyền Mỹ sẽ có những đáp trả đầy đủ đối với “tối hậu thư” của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mối quan hệ căng thẳng Nga-Mỹ đã đạt tới mức mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc Nga và Syria phạm tội ác chiến tranh núp dưới lý do chống khủng bố là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận al-Nusra ở thành phố Aleppo (Syria).
Theo đó, Nga bị cáo buộc đã có những hành động tàn bạo chưa từng có chống lại những người dân thường đang bị các chiến binh thánh chiến giam giữ. Tuy nhiên sau đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ lại tuyên bố phát ngôn của ông Kerry đã bị hiểu nhầm và ông ấy có ý khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cảnh báo rằng nếu như Nga không dừng lại thì “những kẻ khủng bố sẽ đến tận các thành phố của Nga”, và rằng “những phi công sẽ được gửi về nhà trong các túi đựng xác”.
Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin.
Những ám chỉ đó mang nặng tính đe doạ, đặc biệt là ngay sau tuyên bố này của ông Kirby thì Đại sứ quán của Nga ở Damacus đã bị tấn công, cũng như nỗ lực của Nga nêu ra tại Liên hợp quốc đã bị các quốc gia phương Tây phản đối.
Ngược lại, quan điểm của Nga lại một lần nữa được khẳng định rằng Moscow sẵn sàng đàm phán với quân đội chính phủ Syria để đuổi các tay súng thánh chiến al-Nusra ra khỏi Aleppo và thậm chí cả vũ khí của bọn chúng. Tuy nhiên, Mỹ lại không muốn làm điều này bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới các chiến binh mà đây còn là lực lượng phối hợp hành động với Mỹ để lật đổ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria.
Trong cuộc họp báo về kết quả hội nghị thượng đỉnh BRICS, Tổng thống Nga Vladimir Putin tại nói rằng: "Phải chăng quý vị cho rằng vì Syria mà chúng tôi thay đổi quan hệ với Mỹ? Không, không phải vì Syria, và là vì những nỗ lực của một bên nhằm ràng buộc cả thế giới vào quyết định riêng của họ”.
Ông Putin bày tỏ hy vọng rằng sau cuộc bầu cử bầu Tổng thống Mỹ sẽ có cơ may khôi phục quan hệ giữa Moscow và Washington.
Tổng thống Putin nhận xét rằng trong bối cảnh nhiều vấn đề nội bộ chưa giải quyết được của đất nước, người ta “đã phải dùng đến thủ pháp hệ thống đánh lạc hướng chú ý của cử tri khỏi những vấn đề trong nước, và ở trường hợp này, chúng ta đang chứng kiến phương pháp như vậy”.
Theo giải thích của ông Ptuin, Mỹ đang tạo lập hình ảnh kẻ thù và hô hào đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù đó. Và hiệu quả hơn hết là dựng Nga trở thành kẻ thù của Mỹ, theo nhận xét của Tổng thống Putin.
Trước đó, ông Putin ra quyết định dừng thoả thuận với Mỹ về xử lý plutoni ở cấp độ có thể sản xuất vũ khí. Mục đích của quyết định này là để Mỹ thực hiện các điều kiện của Nga nhằm khôi phục thoả thuận này.
Nga đề nghị Mỹ phải bỏ thái độ thù địch với Nga, trong đó có đạo luật Magnisky, và “Hỗ trợ tự do ở Ukraine”, gỡ bỏ cấm vận và bồi thường cho những thiệt hại kinh tế của Nga, giảm cơ sở hạ tầng quân sự và số lượng binh lính Mỹ trên lãnh thổ các quốc gia thành viên mới của NATO và một loạt các điều kiện khác.
Đây là một tín hiệu để gửi tới chính quyền mới sắp tới của Washington và là bước khởi đầu cho chương mới trong quan hệ Nga-Mỹ. Một số chính trị gia thậm chí còn gọi đó là giải pháp "tối hậu thư của ông Putin". Nếu đúng như vậy thì trong thời gian tới, sự thật sẽ sớm được biết rõ, bao gồm mức độ chiến thuật ở Aleppo và mức độ chiến lược trong quan hệ tổng thể Nga-Mỹ.
Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng trước tiết lộ rằng cuộc chiến sắp tới sẽ “rất chóng vánh và nhiều thiệt hại”. Thực tế thì điều này cũng không có gì là mới. Bất kỳ một sỹ quan nào cũng nhận thức được điều đó về một cuộc chiến tranh hạt nhân Nga- Mỹ có thể xảy ra. Đây có thể là sự chuẩn bị tâm lý cho người dân nếu như chiến tranh Nga- Mỹ xảy ra và cũng là nỗ lực mang vấn đề hạt nhân để đe dọa Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, để đáp trả "tối hậu thư của Putin, Mỹ cần đến một loại vũ khí “thần kỳ” có thể đảm bảo cho Mỹ được an toàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.