Đánh Thuế Tiêu thụ đặc biệt với điều hòa khác gì đưa cuộc sống về "thời kỳ đồ đá"
Đánh Thuế Tiêu thụ đặc biệt với điều hòa khác gì đưa cuộc sống về "thời kỳ đồ đá"
An Linh
Thứ tư, ngày 27/11/2024 16:16 PM (GMT+7)
Tại hội trường chiều nay 27/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt, nhiều đại biểu đã cho ý kiến về một số danh mục chịu thuế của cơ quan soạn thảo đưa ra.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho rằng, điều hòa nhiệt độ trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Nhiều nghiên cứu chứng minh, việc duy trì nhiệt độ trong phòng ổn định, thấp giúp nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là lao động trí óc, điều này đúng với xu hướng phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam hiện nay.
Điều hòa không phải mặt hàng xa sỉ, là sản phẩm thiết yếu
Singapore là quốc gia sử dụng thành công điều hòa để phát triển kinh tế quốc gia và kinh tế tri thức. Việt Nam là quốc gia duy nhất thế giới vẫn kiểm soát điều hòa và lý do là ảnh hưởng môi trường. Các nước khác kiểm soát điều hòa để bảo vệ môi trường bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có việc kiểm soát dung môi làm lạnh và kiểm soát tiêu thụ điện năng.
Theo ông Đồng, chi phí mua dung môi làm lạnh của doanh nghiệp sản xuất máy điều hòa tại Việt Nam hiện mỗi năm tăng 15%. Việt Nam cũng có quy định tăng hiệu suất năng lượng tối thiểu, nên chsung ta cần bãi bỏ quy định thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
Cũng theo ông Đồng, hiện mặt hàng xăng nhiều nước đánh thuế nhưng không nước nào đánh thuế đồng thời cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường như Việt Nam. Xăng không phải mặt hàng xa sỉ, việc đánh thuế TTĐB đối với xăng là giảm tác động đến môi trường, chính sách này lại trùng với mục đích của thuế bảo vệ môi trường. Chính vì vậy chỉ cần thiết duy trì thuế bảo vệ môi trường và đề nghị bỏ Thuế TTĐB đối với xăng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, điều hòa nhiệt độ là mặt hàng thiết yếu, nói như nhiều đại biểu thì nếu tiếp tục đánh thuế TTĐB với điều hòa để không cho sử dụng thì chẳng khác nào đưa cuộc sống về thời kỳ đồ đá. Tôi nghĩ việc áp dụng thuế TTĐB với điều hòa là không hợp lý.
Về mặt hàng nước giải khát có đường hiện nay, ông Hòa cho rằng doanh nghiệp đang rất khó khăn, đề nghị tăng thuế cần có lộ trình để việc tăng thuế không trở thành gánh nặng, tăng thuế khiến doanh nghiệp "sạt" nghiệp.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, hai mặt hàng rượu bia và thuốc lá đang đóng góp thuế rất cao, nếu đánh thuế TTĐB cao đối với các mặt hàng này như đề xuất có thể bóp nghẹt hai lĩnh vực này. Trong khi đó, rượu bia, thuốc lá nhập lậu từ nước ngoài đang tràn lan, khó quản lý, lại tăng thuế đối với doanh nghiệp trong nước thì hàng nhập khẩu được hưởng lợi. Vì vậy, đồng ý tăng nhưng cần có lộ trình kéo dài hơn.
Đồng ý tăng thuế với rượu bia nhưng cần giãn cách, có lộ trình
Cũng về vấn đề này, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) cho rằng, thuế TTĐB nhằm tác động thay đổi hành vi, đồng tình phương án đánh thuế TTĐB đối với hàng điều hòa là không thực sự cần thiết. Nếu đánh 10% và 50% thì người dân vẫn sử dụng vì đây là sản phẩm thiết yếu không có sản phẩm khác thay thế. Đại biểu Cường đề nghị không nên đưa điều hòa nhiệt độ vào danh mục chịu thuế TTĐB.
Thứ 2 là sản phẩm thuốc lá, rượu bia là những sản phẩm cần đánh thúe TTĐB, nhưng đánh thuê snhư nào để thay đổi hành vi. Đối với rượu bia từ 2026 mỗi năm tăng 5%, thuốc lá tăng mỗi năm 2.000 đồng theo hình thức đánh thuế tuyệt đối.
Đại biểu Cường nhấn mạnh, việc tăng đều đều nhỏ giọt không phải thay đổi hành vi, động cơ làm quen vứoi việc tăng thuế. Ông Cường đề nghị tăng 5 năm 1 lần và mức tăng từ 10-15% để điều chỉnh hành vi và doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.
Đối với rượu bia, ông Cường đánh giá các loại rượu có nồng độ cao đang bị đánh thuế ngang với rượu có nồng độ cồn thấp. Do đó, cần tăng thuế với rượu mạnh.
Sáng nay, tại hành lang Quốc hội, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP.HCM) đồng tình với phương án thuế đối với rượu bia như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên đại biểu cũng lưu ý, để hạn chế người dân uống rượu, bia không chỉ bằng công cụ thuế, mà cũng cần tăng cường xử phạt hành chính, kết hợp tuyên truyền như thời gian vừa qua.
"Vấn đề ở đây là công tác tuyên truyền, xử phạt, xử lý hành chính những người uống rượu, bia khi lái xe đã lập tức khiến người dân hạn chế uống rượu, bia chứ không phải là dùng công cụ thuế để hạn chế", đại biểu phân tích.
Ông Ngân cũng bày tỏ đồng tình tăng thuế theo lộ trình đối với rượu, nhưng đối với bia cần phải cân nhắc thời điểm.
Theo đại biểu, đại dịch Covid-19 xảy ra, cộng với xử phạt hành chính đối với lỗi uống rượu bia khi tham gia giao thông đã khiến doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp bia sụt giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến người lao động làm việc trong ngành bia cũng như tới chuỗi hệ thống phân phối, các nhà hàng, dịch vụ bán lẻ… liên quan.
Do đó, ông Ngân cho rằng, việc áp thuế đối với bia cần phải cân nhắc, có thể lùi 1, 2 năm chứ nếu tăng sớm trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn đang "mệt mỏi" trong bối cảnh khó khăn vừa qua là chưa hợp lý.
Theo ông Ngân, mỗi người lao động trong ngành bia đóng góp 1 tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm, nhân lên với 57 nghìn người lao động trong ngành này thì tổng đóng góp ngân sách vào khoảng 57.000 tỷ/năm. Trong vài năm đại dịch vừa qua, con số này giảm còn 50.000 nghìn người và ngân sách cũng giảm theo đó.
"Nhưng điều quan trọng là số người đi theo chuỗi liên quan đó rất lớn, cho nên quan điểm của tôi là ủng hộ tăng thuế đối với bia nhưng cần phải có độ trễ", ông Ngân nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.