Có lần tâm sự với phóng viên Báo NTNN, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4 (quê xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc) tự hào kể: “Năm 1980, Quốc hội bỏ phiếu bầu tướng, toàn huyện Nghi Lộc có tất cả 8 tướng, trong khi đó tỉnh bạn mới chỉ có 1 tướng. Đó là vinh dự lớn cho huyện”. Tính sơ bộ, từ năm 1945 đến nay, quê hương Nghi Lộc có gần 50 người con được phong tướng và Anh hùng LLVTND.
Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quân chính
“Người lính già” mang hàm tướng đầu tiên của huyện là Trương Văn Lĩnh. Năm 1924, ông cùng Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lê Quang Đạt sang Thái Lan, tới năm 1925, họ đến Quảng Châu, Trung Quốc và được Lý Thụy (tức Nguyễn Ái Quốc) đào tạo làm nòng cốt cho “Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội”. Sau đó Nguyễn Ái Quốc chọn ra 9 người (có Trương Văn Lĩnh) để lập nên tổ chức Tâm tâm xã. Năm 1926, Trương Văn Lĩnh gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc rồi vào lớp huấn luyện quân sự tại Quế Lâm do Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (phải) và Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu - 2 người con quê hương Nghi Lộc. ảnh: N.M.Đ
Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc trở lại Hongkong để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, và bị mật thám Pháp bắt vào ngày 6.6.1931. Chính Trương Văn Lĩnh cùng Hồ Tùng Mậu đã liên hệ với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ nhờ can thiệp và vận động luật sư Francis Henry Loseby bào chữa buộc chính quyền thực dân Anh phải trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc (lúc đó mang tên Tống Văn Sơ)...
Ông Lĩnh từng bị Pháp bắt giam 2 lần tại nhà tù Đắc Min (Đắc Nông) năm 1932 và tại Hỏa Lò (Hà Nội) năm 1944. Tới tháng 9.1945 Trương Văn Lĩnh làm hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quân chính (hàm tương đương cấp tướng).
Chủ tịch đầu tiên của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Thượng tướng Trần Văn Quang (sinh năm 1917, quê xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc) là một vị tướng tài của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng làm Chính ủy Sư 304 (khi đó ông Lê Khả Phiêu là chính trị viên một trung đội tại đây), rồi Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Có ngẫu nhiên là Thượng tượng Trần Văn Quang có nhiều dịp chiến đầu cùng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông Quang làm Tư lệnh Quân khu Trị Thiên, Bí thư Khu ủy, thì ông Lê Khả Phiêu là Chính ủy Trung đoàn 66 thuộc Sư 304 tại mặt trận này.
Thượng tướng Trần Văn Quang từng đảm nhiệm Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Binh đoàn 678)... Ông cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Gặp nhau ngày 30.4.1975
Thế hệ thứ 3 các vị tướng của quê hương Nghi Lộc là những thanh niên vừa lớn lên khi Cách mạng Tháng 8
Ông Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư, Thượng tướng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN nhận xét: “Những cán bộ quân đội quê hương Nghi Lộc là những người có tố chất thông minh, dũng cảm trong chiến đấu và chân thành, thẳng thắn trong cuộc sống”. |
thành công. Như tất cả trai trẻ thời đó, vừa 17-18 tuổi là họ tòng quân.
Đặc biệt có một nhóm bạn học cùng lớp, chơi thân với nhau, sau này trưởng thành là cán bộ nòng cốt của quân đội. Tới chiến dịch Hồ Chí Minh, họ là các tư lệnh quân đoàn, binh chủng và cùng có mặt tại Sài Gòn ngày 30.4.1975. Đó là Thiếu tướng Hoàng Đan (nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 2) đánh chiếm Dinh Độc Lập; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (Tham mưu Phó Quân đoàn 3) đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy; Thiếu tướng Hoàng Niệm (nguyên Tư lệnh Binh chủng thông tin), rồi Thiếu tướng Lê Xuân Kiện - Tư lệnh trưởng Tăng, Thiếu tướng Triệu Huy Hùng - Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu, Thiếu tướng Phùng Bá Thường - nguyên Phó tư lệnh Quân đoàn 14… Sau 30 năm nhập ngũ, họ đã không hẹn mà cùng có mặt trong Ngày Chiến thắng tại Sài Gòn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.