Dâu tây
-
Người dân, thương lái buôn bán dâu tây tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tiết lộ bí quyết giúp du khách, người mua dâu tây phân biệt được dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc.
-
Dám đương đầu với thử thách, mạnh dạn học hỏi để đầu tư có hiệu quả vào mô hình trồng dâu tây theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, kỹ sư trẻ Nguyễn Công Hậu ở thôn 7, xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah, Gia Lai) được xem là tấm gương khởi nghiệp điển hình của địa phương.
-
Vừa qua, dâu tây và quả hồng ăn của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. Điều này giúp nông sản của địa phương giảm bớt sự cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc, giúp người dân địa phương phát triển kinh tế.
-
Dâu tây Bạch Tuyết có xuất xứ từ Nhật Bản được trồng tại Đà Lạt và bán với giá từ 800 – 1 triệu đồng/kg. Thế nhưng, loại dâu thơm ngon và quý hiếm trên thế giới đã tạo nên cơn sốt trên thị trường tại địa phương.
-
Dâu tây Bạch Tuyết có xuất xứ từ Nhật Bản được trồng tại Đà Lạt và bán với giá từ 800 – 1 triệu đồng/kg. Thế nhưng, loại dâu thơm ngon và quý hiếm trên thế giới đã tạo nên cơn sốt trên thị trường tại địa phương.
-
Ông Tráng A Cao, bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn dựng nhà kính trồng dâu tây. Sau 1 năm tìm tòi, loay hoay với việc chăm sóc thứ cây khó tính này, ông Cao đã gặt hái được thành công khi khóm dâu nào cũng cho quả sai, ăn ngọt lừ, lại rất dễ bán.
-
Vườn dâu tây của bà Võ Thị Hương (60 tuổi, thôn Bình Quý, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) trước kia bị héo úa, chậm phát triển tưởng chừng không thể phục hồi. Tuy nhiên, trong một lần bà lấy sữa tưới lên cây dâu thì cây phát triển tươi tốt.
-
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến tết âm lịch, anh Nguyễn Văn Cường, bản Xuân Quế (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) lại tất bật với công việc chăm sóc vườn dâu tây trên 7.000m2 đất vườn đang đâm hoa kết trái. Anh Cường cho biết: “Tôi trồng dâu tây cũng được 1 thời gian khá dài, mỗi năm vườn dâu tây của gia đình bán trong dịp tết cho lãi gần 400 triệu đồng”.
-
Là một trong những người đầu tiên đưa giống dâu tây Ha Na về trồng tại bản Xuân Quế (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) vào năm 2013, đến nay mô hình trồng dâu tây của anh Nguyễn Văn Bình đã mang lại hiệu quả cao. Chỉ với 4.000m2 đất trồng dâu đã mang lại thu nhập cho gia đình anh hơn 200 triệu đồng.
-
Bên đường Hùng Vương, Đà Lạt có vườn dâu tây “lưu động” và sử dụng trục quay ròng rọc để mỗi ngày thích ứng với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mới, vừa tiết kiệm tối đa diện tích đất và công lao động, vừa tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Đây sẽ là một địa điểm du lịch canh nông đầy tiềm năng...