Lưu Bị (161-223) được xem là người truyền cảm hứng lớn nhất trong Tam Quốc. Ngày nay, người Trung Quốc thường nói “khởi nghiệp phải học theo Lưu Bị” là ông từ nhỏ nghèo khó, kiếm sống bằng nghề đan giày rơm, nhưng nhờ có ý chí và khát vọng cuối cùng đã trở thành vua một nước.
Lưu Bị vẫn nổi tiếng là rất giỏi dùng người. Vì thế trong tay ông có Ngũ hổ tướng: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu lẫn Gia Cát Lượng - mưu sĩ đa mưu túc trí nhất thời tam quốc. Tất cả những anh hùng này đều là đòn bẩy giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán.
Tuy biết trọng dụng nhân tài như vậy, nhưng Lưu Bị vẫn phạm phải 2 sai lầm trong đời. Theo Sohu đánh giá, 2 sai lầm này là yếu tố quan trọng khiến Lưu Bị thất bại trong trong việc hiện thực hóa khát vọng thống nhất tam quốc. Mà 2 sai lầm này lại đều xuất phát từ lòng tin người của Lưu Bị.
Theo Sohu, Lưu Bị đã quá tin tưởng vào một kẻ xấu xa và một người anh em cắt máu ăn thề.
Kẻ xấu xa mà Lưu Bị quá tin tưởng chính là Lã Bố - người được mệnh danh là "chiến binh số 1 của tam quốc".
Theo đó, năm 195, Lã Bố thất bại trong cuộc giao tranh với Tào Tháo ở Duyện Châu, phải đến nương nhờ Lưu Bị. Lưu Bị đã thu nhận Lã Bố, cho hắn đóng quân ở Tiểu Bái – một huyện thuộc Dự Châu nhưng nằm gần Hạ Bì - trung tâm Từ Châu.
Lưu Bị đã tin tưởng rằng, Lã Bố sẽ ngoan ngoãn nằm dưới trướng của mình và trung thành với ông. Tuy nhiên, năm 196, Tào Tháo tìm cách lôi kéo Lưu Bị, nhân danh Hán Hiến Đế phong ông làm Nghi Thành đình hầu, Trấn đông tướng quân. Lã Bố thấy Lưu Bị kết giao với Tào Tháo là kẻ thù của mình thì lo ngại.
Khi đó, Viên Thuật lại viết thư cho Lã Bố đề nghị đánh úp Từ Châu, Lã Bố đã quyết định nhận lời. Hắn mang quân đến đánh úp Hạ Bì, Trương Phi không thể chống nổi vội mang thủ hạ bỏ chạy, thậm chí còn không kịp mang theo gia quyến của Lưu Bị.
Trương Phi chạy đến chỗ Lưu Bị ở Hoài Âm. Lưu Bị phải lui về Quảng Lăng nhưng vẫn bị Viên Thuật tấn công. Do tình thế bức bách, lực lượng yếu không thể kháng cự được Viên Thuật và Lã Bố, ba anh em Lưu Bị phải quay về Từ Châu đầu hàng Lã Bố. Sau khi bị Lã Bố chiếm Hạ Bì, Lưu Bị phải rút về Quảng Lăng, quân của ông cạn kiệt lương thực, đói khổ, lầm than.
Theo đó, sở dĩ Lưu Bị khốn đốn trong giai đoạn đầu "khởi nghiệp" không phải vì không có cơ hội, mà vì đã quá tin vào kẻ gian ác Lữ Bố. Tin vào Lã Bố chính vì thế được coi là sai lầm lớn nhất của Lưu Bị.
Sai lầm lớn thứ 2 của Lưu Bị chính là quá tin tưởng vào một người anh em đã cắt máu ăn thề với ông. Người đó chính là Quan Vũ - người Lưu Bị tin trưởng nhất.
Mặc dù Quan Vũ rất trung thành với Lưu Bị và là một "hổ tướng" dũng mãnh, nhưng ông ta lại không phải là một tướng soái thực sự. Về tính cách, Quan Vũ quá kiêu ngạo và có những khuyết điểm chết người!
Lưu Bị đã quá tin tưởng Quan Vũ và giao cho người anh em của mình mọi việc ở Kinh Châu. Điều này cuối cùng dẫn đến việc Quan Vũ bất cẩn để mất Kinh Châu - điều sau này dẫn đến sự thất bại của tập đoàn Lưu Bị trong việc thống nhất tam quốc.
Theo các sử gia, nếu Lưu Bị cẩn trọng hơn, không mất Kinh Châu lẫn Quan Vũ, có Kinh Châu, Ngu Châu, Hán Trung, ông có nhiều khả năng để thống nhất thiên hạ hơn.
Tuy nhiên, sự kiêu ngạo, hiếu thắng của Quan Vũ cuối cùng đã phá hỏng mọi nỗ lực trước đó của Lưu Bị, khiến ông ta dù có thể xưng đế và có được sự trợ giúp của thiên tài Gia Cát Lượng cũng không thể thống nhất thiên hạ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.