Đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng Tây Nam Bộ

Thứ sáu, ngày 30/05/2014 10:44 AM (GMT+7)
Chiều 29.5, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (TNB) có buổi làm việc với Ban Kinh tế T.Ư về thực trạng, giải pháp liên kết kinh tế vùng Tây Nam Bộ và các giải pháp tái cơ cấu ngành cá tra.
Bình luận 0
Theo Ban chỉ đạo TNB, vấn đề liên kết kinh tế vùng ĐBSCL đã được xác định trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, để đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới thì rất cần có một cơ chế pháp lý rõ ràng, cụ thể.

Ban chỉ đạo đề nghị Chính phủ ban hành chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào 3 sản phẩm mũi nhọn của vùng (lúa gạo, cây ăn trái, thủy sản), tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khai thông các kênh tín dụng (vốn ngân sách, ODA, FDI, vốn doanh nghiệp tham gia và vốn tín dụng) và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các sản phẩm mũi nhọn này. Tăng cường hơn nữa các hình thức liên kết, hợp tác kinh tế giữa chính quyền các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL với TP.HCM.

Cũng theo Ban chỉ đạo TNB, mặc dù cá tra Việt Nam đang chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới nhưng 3 năm trở lại đây, ngành cá tra ở khu vực ĐBSCL xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn như: Diện tích và sản lượng sụt giảm, mất cân đối cung cầu, giá cả không ổn định, giá thành sản xuất tăng, thiếu thông tin về thị trường, lãi suất ngân hàng cao…dẫn đế người nuôi không có lãi hoặc thua lỗ. Vì vậy, đòi hỏi phải tái cấu trúc ngành cá tra.

Ông Lê Vĩnh Tân - Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư cho rằng: “Về con cá tra, chúng ta sẽ ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh phát triển nhưng phải quy hoạch theo quy luật thị trường, tránh cung vượt cầu và có các cơ chế chính sách hỗ trợ”.
Huỳnh Xây - Hồng Cẩm- Chúc Ly (Huỳnh Xây - Hồng Cẩm- Chúc Ly)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem