Đề thi môn ngữ văn THPT Quốc gia 2019 chính thức. Ảnh Đình Việt
Dân Việt sẽ liên tục cập nhật nhanh nhất đáp án chuẩn các môn thi THPT Quốc gia 2019 để độc giả tham khảo.
ĐỀ NGỮ VĂN CHÍNH THỨC KÌ THÌ THPT QUỐC GIA 2019
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2019
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi.”
(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào:
“Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm”
Câu 3: Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
“Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời”
Câu 4: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
“Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
HẾT
ĐÁP ÁN, LỜI GIẢI GỢI Ý MÔN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 2019
Đáp án, lời giải gợi ý môn Ngữ văn thi THPT Quốc gia 2019 do các chuyên gia của Hệ thống giáo dục HOCMAI thực hiện.
Các thí sinh thi THPT Quốc gia 2019 đã hoàn thành môn thi Ngữ văn
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo môn Ngữ văn
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
------------------ HẾT ------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN VĂN THPT QUỐC GIA NĂM 2019
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1:
Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển”
Câu 2:
“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không muốn thay đổi để phát triển.
Câu 3:
Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có 2 tác dụng:
- Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi thì con người sẽ không phát triển được: Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên.
- Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp.
Câu 4:
- Đầu tiên các em cần nêu ra được ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm”.
- Tiếp theo cần lí giải sự lựa chọn của mình:
+ Đồng ý: “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm” vì phải đối mặt với những thử thách, chưa bao giờ thử qua. Thậm chí ta chưa biết được những điều mới mẻ mà mình bắt đầu tiếp thu có thực sự tốt hay không.
+ Không đồng ý: Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn. Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng những vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Khi thời gian trôi đi thì chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.
So với đề thi văn THPT quốc gia năm 2018, đề thi tham khảo năm nay không có bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc. Khuôn mẫu này được duy trì từ năm 2017 đến nay.
Về mặt nội dung, phần đọc hiểu, đề tham khảo giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất trong phần này nằm ở cách ra các câu hỏi.
Câu đầu tiên không còn kiểm tra học sinh về kiến thức tiếng Việt căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… giống những năm trước. Các câu hỏi đều không yêu cầu học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa.
Phần đọc hiểu yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu. Đây là sự thay đổi lớn. Nếu đề thi thật như đề tham khảo, học sinh không cần phải quá tập trung việc học kiến thức tiếng Việt.
Phần làm văn, viết đoạn văn là câu hỏi duy nhất không thay đổi. Đề tham khảo giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện của câu hỏi như đề thi THPT quốc gia 2018.
Thí sinh làm thủ tục thi THPT Quốc gia 2019
Học sinh được yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ về vấn đề được trích ra trong ngữ liệu ở phần đọc hiểu. Học sinh cần nắm chắc nội dung ngữ liệu phía trên để có thể làm tốt câu hỏi này.
Đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương trình lớp 12.
Đề thi THPT quốc gia 2019 được xây dựng theo ngưỡng vừa cơ bản để đạt mục đích xét tốt nghiệp, đồng thời sẽ có độ phân hóa phù hợp để xét tuyển đại học, cao đẳng. Độ phân hóa của đề thi nằm chủ yếu ở lớp 12.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.