Đề thi Văn khảo sát lớp 11 Hà Nội được giáo viên khen đổi mới

Tào Nga Thứ ba, ngày 12/03/2024 16:29 PM (GMT+7)
Đề thi Văn khảo sát học sinh lớp 11 Hà Nội với 2 phần Đọc hiểu và Viết được giáo viên nhận xét mang tính đổi mới, không bắt buộc học trò phải "học thuộc lòng".
Bình luận 0

Đề thi Văn khảo sát học sinh lớp 11 Hà Nội

Sáng 12/3, Sở GDĐT Hà Nội đã tổ chức kiểm tra khảo sát học sinh lớp 11 năm học 2023-2024. Đề thi Văn khảo sát học sinh lớp 11 Hà Nội được giáo viên khen ngợi. Đây là lứa học sinh lớp 11 đầu tiên trong chương trình GDPT mới 2018. 

Theo đó, đề văn có thời gian làm bài 120 phút với 2 phần là Đọc hiểu và Viết. 

Ở phần Đọc hiểu, đề bài cho văn bản về tác phẩm "Cô hàng xén" và yêu cầu học sinh thực hiện 5 câu hỏi liên quan ngữ liệu này. 

Phần Viết, đề bài yêu cầu học sinh phân tích mùa thu Hà Nội với bài thơ "Thu Hà Nội" và viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện đại.

Đề thi Văn khảo sát lớp 11 Hà Nội được giáo viên khen đổi mới- Ảnh 1.

Đề thi Văn khảo sát lớp 11 Hà Nội được giáo viên khen đổi mới- Ảnh 2.

Đề thi Văn khảo sát học sinh lớp 11. Ảnh: NVCC

Trao đổi với PV báo Dân Việt về đề thi Văn này, Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lê Trần Diệu Thu cho biết: "Về cấu trúc, đề thi tương đồng với cấu trúc của Sở đã ra trước đó. 

Đề thi gồm 2 phần: Đọc hiểu (4 điểm) gồm 5 câu hỏi nhỏ với các mức độ (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp). Phần Viết (6 điểm), với 2 câu hỏi. Câu viết đoạn nghị luận văn học 2 điểm, câu viết nghị luận xã hội 4.

Về nội dung: Ngữ liệu đọc hiểu phù hợp với chương trình học, đặc trưng thể loại truyện ngắn, với những câu hỏi không quá đánh đố học sinh: xác định ngôi kể, tìm ra từ ngữ, nêu tác dụng, lý giải,…

Câu nghị luận văn học cho đoạn thơ yêu cầu học trò phân tích được vẻ đẹp của mùa thu. Học sinh cần chỉ ra được vẻ đẹp mùa thu, nhận xét được cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Câu nghị luận xã hội yêu cầu học trò viết bài văn 600 chữ, trình bày sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện đại. Đề thi mở, học trò có thể trình bày theo hướng: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, phản đề, liên hệ. Câu nghị luận xã hội vấn đề đưa ra không quá đánh đố học sinh, vấn đề nghị luận góp phần bồi đắp được cho học sinh tình cảm gia đình.

Nhìn chung, đề thi sát với chương trình mới, kiểm tra được năng lực của học trò, mang tính đổi mới, không bắt buộc học trò phải "học thuộc lòng".

Cô Thu cũng chia sẻ thêm, sáng nay học sinh đi thi với tâm trạng thoải mái và nhiều em hào hứng, thích thú vì làm được bài. Với đề thi không quá đánh đố học trò này, các em đạt 8 điểm là không khó.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem