Đề xuất thả muỗi Wolbachia “trị” sốt xuất huyết

Thứ năm, ngày 01/08/2013 07:00 AM (GMT+7)
Ngày 31.7, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo ứng dụng tác nhân sinh học Wolbachia trong phòng chống sốt xuất huyết (SXH).
Bình luận 0
Theo tiến sĩ Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ), từ năm 2006, Việt Nam là một trong 7 nước đầu tiên ứng dụng vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống SXH. Đến nay đã tạo được dòng muỗi aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia có khả năng ức chế nhiễm virus SXH dengue.
Người dân địa phương tham gia các hoạt động của DA tại đảo Trí Nguyên.
Người dân địa phương tham gia các hoạt động của DA tại đảo Trí Nguyên.

Trong giai đoạn III của dự án (DA) ứng dụng Wolbachia, đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) là nơi được chọn để thực hiện DA đánh giá khả năng thay thế quần thể muỗi aedes aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia, được thực hiện từ tháng 10.2012 đến 3.2015. Kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được sự đồng thuận cao của cộng đồng và chính quyền địa phương. Tỷ lệ thay thế quần thể muỗi mang Wolbachia đạt từ 70-80%, bọ gậy mang Wolbachia tại cộng đồng đạt đến 96%. Tại đảo Trí Nguyên, không xảy ra ổ dịch SXH tập trung kể từ khi thực hiện DA.

GS Nguyễn Trần Hiển – Viện trưởng Viện VSDTTƯ cho biết: “Nha Trang có hơn 400.000 dân, 100.000 hộ gia đình và đang là nơi có số ca mắc SXH cao. Thành phố du lịch này nếu tham gia triển khai tốt dự án sẽ dập dịch SXH nhờ ứng dụng công nghệ sinh học Wolbachia.

Nếu được thông qua, thì công tác chuẩn bị cho việc thả muỗi Wolchia tại Nha Trang sẽ chuẩn bị các bước từ tháng 10.2013.

Mai Khuê (Mai Khuê)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem