Chị Lan Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và chồng bây giờ đã có thời gian hơn 1 năm yêu nhau thắm thiết mới đi đến hôn nhân.
Khi yêu, anh chị có ý thức giữ gìn cho nhau, hẹn nhau để dành mọi ngọt ngào ân ái cho đến đêm tân hôn.
Thế nhưng động phòng hoa chúc lại không diễn ra như những gì chị mong đợi. Chị cảm thấy hơi hụt hẫng, tất cả những gì mà người ta ca ngợi là ngọt ngào, đắm say, lên đỉnh... chị đều không thấy.
Từ đêm tân hôn đến nay đã 2 năm trôi qua, chỉ vài lần chị cảm thấy mình cháy hết mình trong chuyện ấy. Nhiều lần, chị rất nồng nàn, hứng thú khi vào cuộc nhưng cảm giác ấy nhanh chóng trôi qua, sau đó chỉ còn là cảm giác chịu đựng, chỉ mong cho nhanh qua chuyện.
Nhiều lần chị cứ ngỡ như sắp lên đến đỉnh thì nó bỗng tuột khỏi bản thân. Nhiều lần chị cố nghĩ đến nó, tập trung mọi giác quan để hướng đến nó nhưng bất lực.
Ông xã biết chị khó khăn cũng cố gắng dạo đầu, giúp chị tìm lại cảm xúc nhưng chẳng ăn thua gì. Bao đêm chị phải cố gồng mình lên giả vờ thích thú, giả vờ khoái cảm rồi sau khi chồng xong việc lại lăn ra tấm tức, bất lực.
Chị cảm giác ám ảnh vì từ đêm tân hôn đến nay đã hai năm trôi qua chị luôn trong trạng thái giả vờ lên đỉnh.
Đó là trạng thái tồi tệ nhất cả về thể xác và tinh thần mà chị đã trải qua.
Theo công ty nghiên cứu sức khỏe Innerbody Research đăng trên VnExpress, hơn 2/5 số người tham gia khảo sát thừa nhận đã giả vờ "lên đỉnh". Trong nghiên cứu này, Innerbody đã khảo sát hơn 1.110 người trưởng thành thuộc nhiều thế hệ (Gen X, Millennial và Gen Z) và các trạng thái quan hệ tình cảm (kết hôn, hẹn hò và độc thân).
Kết quả cho thấy khoảng 45% phụ nữ và 38% nam giới cho biết họ đã giả vờ "lên đỉnh". Cũng có sự phân chia thế hệ giữa những người được hỏi: 48% thế hệ Millennials cho biết họ đã làm giả điều đó trong phòng ngủ, con số tương ứng chỉ là 27% và 20% đối với Gen X và Gen Z.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu nêu ra rất nhiều lý do, bao gồm hơi thở có mùi hôi của bạn tình, ánh sáng trong phòng kém, nhiệt độ phòng không thoải mái, tiêu thụ chất gây nghiện hoặc tư thế quan hệ tình dục cụ thể, là lý do khiến họ đôi khi không thể đạt được khoái cảm. Tuy nhiên, có 4 lý do hàng đầu khiến mọi người giả vờ đạt cực khoái.
1. Muốn kết thúc cuộc yêu
Cả đàn ông và phụ nữ đều cho rằng "muốn cuộc yêu kết thúc" là lý do hàng đầu để giả vờ đạt cực khoái. Tỷ lệ phần trăm giữa các giới tính cũng gần tương đương: 21% nam giới và 24% nữ giới.
Điều này phù hợp với các báo cáo khác từ cộng đồng khoa học. Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chíPersonality and Individual Differenceskết luận rằng "thoát khỏi quan hệ tình dục" là một trong những lý do chung phổ biến nhất khiến con người chọn giả vờ đạt cực khoái.
2. Không muốn làm tổn thương cảm xúc của người khác
Đàn ông và phụ nữ được xếp ngang nhau khi trích dẫn lý do phổ biến thứ hai khiến họ giả vờ đạt cực khoái, đó là: Không muốn làm tổn thương cảm xúc của người kia.
Tuy nhiên, phụ nữ lại quan tâm đến cảm xúc của bạn đời hơn nam giới một chút. 21% phụ nữ cho rằng đây là lý do khiến họ giả vờ đạt cực khoái, trong khi con số này ở nam giới là 15%.
3. Giả vờ cho đến khi bạn làm được
Sau hai lý do hàng đầu khiến mọi người giả vờ đạt cực khoái, các lý do biện minh bắt đầu khác nhau giữa các giới tính. "Giả vờ cho đến khi bạn đạt được" là lý do phổ biến thứ ba ở phụ nữ và thứ tư ở nam giới khi giả vờ đạt cực khoái.
4. Là cách để kích thích cuộc yêu
Đây được xem là lý do phổ biến thứ tư khiến phụ nữ giả vờ đạt cực khoái. Trong khi đó, nó là lý do phổ biến thứ ba ở nam giới. Khoảng 10% phụ nữ nói rằng việc giả vờ "lên đỉnh" là một điều thú vị. Tuy nhiên, con số này ở nam giới là gần 15%.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.