Chuyện kể rằng, khi ấy, vào thời điểm ngài thôi chức tăng cang tại Linh Hựu Quán và chùa Giác Hoàng (chùa dành riêng cho nội cung) nên cùng hai đệ tử và một mẹ già tám mươi tuổi đến vùng núi Dương Xuân, dựng một thảo am nhỏ để tu trì và nuôi mẹ.
Toàn cảnh chùa Từ Hiếu.
Thảo am được dựng nơi lưng chừng đồi, lấy núi Ngự Bình làm bình phong; còn sau lưng có dòng sông Hương làm chỗ tựa. Am lấy tên là An Dưỡng.
Tương truyền rằng, sau một thời gian ở cùng ngài, một hôm mẹ ngài đột nhiên nhuốm bệnh nặng, ngài phải đem mẹ đến khám nơi thầy thuốc. Thầy thuốc bảo ngài rằng, mẹ ngài bị suy dinh dưỡng, do đó bà cần được tẩm bổ bằng cá hoặc thịt mới mong thoát khỏi cơn bệnh. Nghe lời thầy thuốc dặn, ngài đến chợ Bến Ngự, tự tay mình mua cá thật to, đi bộ từ chợ về am An Dưỡng.
Vì mục đích giúp mẹ lành bệnh, ngài mặc kệ sự dị nghị của mọi người. Tin ấy đến tai vua Thiệu Trị, vua bực mình, đích thân đến hỏi vị cao tăng này, tại sao đã đi tu rồi mà còn mua cá làm chi? Khi Thiệu Trị đến am An Dưỡng, cũng là lúc ngài nấu cháo cá vừa xong và đang dâng cho mẹ ngài dùng. Hình ảnh ấy khiến vua rất xúc động. Vua đã hiểu ra mọi việc. Tiếng thơm về lòng hiếu thảo của ngài được mọi người biết đến. Đây cũng là cái duyên mà về sau vua Tự Đức đặt tên cho ngôi chùa được xây trên nền thảo am An Dưỡng là chùa Từ Hiếu vào năm 1848.
Chùa này nay thuộc thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Nếu một lần đã đến Từ Hiếu, bạn sẽ không quên hương thiền nhè nhẹ lan khắp cảnh quan nơi đây, làm dịu đi những lo âu, phiền muộn của nhịp sống xô bồ bên ngoài trần thế. Câu chuyện về chùa Từ Hiếu cũng nhắc ta nhớ đến tấm lòng hiếu nghĩa và độ sinh.
Cổng tam quan chùa từ Hiếu.
Chính điện ngôi chùa.
Cảnh quan không gian thiên môn của chùa Từ Hiếu.
Bảo tháp của các vị tổ và lăng mộ các vị thái giám; các phi tần của chúa Nguyễn.
Chùa Từ Hiếu cũng là ngôi chùa mà thiền sư Thích Nhất Hạnh (người sáng lập phái môn Làng Mai trên khắp thế giới) đã xuất gia.
Sau giờ kinh, các chú tiểu vui chơi thể thao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.