Đến "xứ trầm hương" của Việt Nam xem nghệ nhân chế tác "siêu phẩm" vào Tết

Công Tâm Thứ bảy, ngày 17/12/2022 13:45 PM (GMT+7)
Tại xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang tập trung phát triển sản phẩm OCOP làng nghề trầm hương. Chính nghề này đã tạo công ăn việc làm ổn định, giúp người dân có thêm thu nhập.
Bình luận 0

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, lúc này các làng nghề đều đang hối hả chạy đua với thời gian để làm ra các sản phẩm sử dụng trong dịp Tết. Một trong số đó, không thể không kể tới làng nghề trầm hương ở Vạn Thắng, Vạn Ninh, Khánh Hòa - nơi được coi là "xứ trầm hương" của Việt Nam.

Nhiều năm qua, sản phẩm của làng nghề trầm hương thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) được du khách trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. 

Phát triển làng nghề trầm hương gắn với sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Sản phẩm trầm hương của huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Ảnh: C.T

Sản phẩm của làng nghề làm ra có chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, giá cả hợp lý, đã có mặt ở thị trường trong nước và được xuất khẩu sang nhiều nước. 

Ảnh hưởng dịch Covid-19 thời gian qua kéo dài khiến làng nghề truyền thống lao đao, bởi sản phẩm khó xuất bán cho khách hàng và chi phí đầu tư tăng lên. 

Phát triển làng nghề trầm hương gắn với sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Nhà trưng bày sản phẩm trầm hương Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh. Ảnh: C.T

Từ khi dịch tạm lắng, người dân địa phương nhanh chóng ổn định sản xuất, mạnh dạn đầu tư máy móc, cải tiến quy trình sản xuất, chuyên nghiệp hóa các công đoạn sản xuất theo chuỗi liên kết chặt chẽ, hiệu quả.

Phát triển làng nghề trầm hương gắn với sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Nhiều người trẻ nối tiếp nghề làm trầm hương. Ảnh: C.T

Ông Huỳnh Thông - Phó Chủ nhiệm HTX trầm hương Vạn Thắng cho biết, làng nghề hình thành từ lâu đời đã tạo công ăn việc làm cho cho người dân địa phương có thu nhập ổn định. Hiện tại HTX có 7 thành viên, lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng/thành viên. 

Theo ông Thông, từ đầu 2022 đến nay, các du khách của các nước đến tham quan ở Khánh Hòa ngày càng tăng lên nên sản phẩm từ đây cũng bán được hơn. Đó là hiệu tin vui cho nghề làm trầm. 

Phát triển làng nghề trầm hương gắn với sản phẩm OCOP - Ảnh 4.

Sản phẩm trầm hương hiện nay rất phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng. Ảnh: C.T

Ông Thông cho hay, để phát triển nghề trầm hương, tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ kinh phí khoảng 4 tỷ đồng để xây dựng nhà trưng bày, nhà chế tác. Tại đây, có trên 10 sản phẩm được làm từ trầm hương, sản phẩm trầm hương đã được công nhận đạt OCOP 3 sao. Trầm hương của đơn vị đã xuất khẩu cho nhiều thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và các nước Đông Nam Á.

Phát triển làng nghề trầm hương gắn với sản phẩm OCOP - Ảnh 5.

Để phát triển sản phẩm trầm hương Khánh Hòa, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà chế tác trầm hương Vạn Thắng. Ảnh: C.T

Anh Võ Bảo (người có thâm niên làm nghề trầm hương hơn 10 năm) cho biết:"Làm nghề trầm phải trải qua 4 công đoạn gồm: Phá xác, đẽo, gạn, tỉa trầm, các công đoạn đều rất quan trọng. Chỉ cần làm hỏng một công đoạn chất lượng sẽ giảm nên người làm đòi hỏi phải cẩn thận". 

Anh Bảo chia sẻ, căn cứ vào tay nghề để các chủ cơ sở trả lương hợp lý cho từng lao động. Nghề làm trầm hiện nay đang thực sự thu hút nhiều thế hệ tham gia. 

Phát triển làng nghề trầm hương gắn với sản phẩm OCOP - Ảnh 6.

Nghề làm trầm hương đang tạo công ăn việc làm cho các lao động vùng nông thôn. Ảnh: C.T

Theo UBND xã Vạn Thắng, từ vài hộ ban đầu đến nay đã có trên 200 hộ với trên 1.000 lao động làm nghề, chủ yếu tập trung tại thôn Phú Hội 1 và Quảng Hội 1. Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 vừa qua nên một số hộ kinh doanh bị ảnh hưởng. Hiện nay, sản phẩm trầm hương đã cung cấp ổn định trở lại trên thị trường. 




Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem