Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây (kỳ 3): Làm nông kiểu mới

Huỳnh Xây - Chúc Ly Thứ hai, ngày 01/01/1900 00:00 AM (GMT+7)
Người dân vùng ĐBSCL có rất nhiều sáng kiến để thích ứng với tình trạng hạn mặn gay gắt như hiện nay và có nhiều thành công bất ngờ.
Bình luận 0

Hiện nay, ở Hậu Giang, độ mặn của nước dưới sông có lúc lên đến 18,4‰, thế nhưng nông dân Võ Văn Trưng ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp vẫn vui cười. Bởi 20ha dưa lưới của ông vẫn sống rất khoẻ và cho năng suất cao. 

img

Về lý do tại sao dưa lưới ông trồng không bị ảnh hưởng bởi nước mặn, anh Trung cho biết, anh đã dự trữ sẵn nước ngọt trong ruộng và sử dụng nước này hết sức tiết kiệm bằng phương pháp tưới nhỏ giọt trong nhà lưới theo công nghệ của Israel (Ảnh: Chúc Ly).

img

Ông Trung cho hay, vài tuần nữa, các công ty sẽ tự đến ruộng mua số dưa lưới ông trồng, ông khỏi cần đem đi đâu bán. Giá hiện giờ là gần 40.000 đồng/kg (Ảnh: Chúc Ly)

Trong khi đó, ở Bến Tre, mô hình trồng nhãn Ido theo hướng VietGAP của anh Nguyễn Hữu Thanh (ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Bình Đại) cũng rất được nhiều người chú ý bởi nó không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. 

img

Anh Thanh cho hay, hiện nguồn nước dưới sông đã bị nhiễm mặn 6‰ nhưng vườn nhãn vẫn sống tốt và đang cho thu hoạch, bán ra với 20.000 đồng/kg. Theo anh Thanh, loại nhãn này chịu mặn rất tốt, nếu độ mặn quá cao thì anh có thể không tưới nước nhiều tháng liên tiếp. Cũng theo anh Thanh, nhiều vườn cây ăn trái ở địa phương, sau đợt nước mặn này sẽ thiệt hại nhiều (Ảnh: Huỳnh Xây)

Còn ở Cà Mau, ông Mai Lam Phương ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước đã trồng được thanh long trong nước mặn dưới tán rừng nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Để làm được điều này, ông Phương chờ thuỷ triều xuống để trồng thanh long giống và để thân thanh long bám lên cây mắm – loại cây chịu được nước mặn rất tốt.

img

Khi bộ rễ thanh long dài, bám lên cây mắm rồi thì nước ngập thanh long vẫn sống bình thường. Hiện ông Phương có đến hàng ngàn gốc thanh long trồng bám trên hàng ngàn cây nắm trong hơn 1ha vuông tôm. Loại thanh long trồng trong nước mặn này cho trái ngọt tự nhiên, được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng. (Ảnh: Huỳnh Xây)

Tại Bạc Liêu, nhiều nông dân đang áp dụng kỹ thuật ướt khô xen kẽ trong sản xuất lúa. Mô hình này triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực và được xem là lời giải cho bài toán thiếu nước ngọt, nhất là trong vụ lúa đông xuân.

img

Ông Trần Vũ Luôn - Giám đốc Hợp tác xã Nam Hưng (xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi), cho biết: "Áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ thì chỉ cần bơm nước ngập vừa đủ yêu cầu trên ruộng. Từ đó, nông dân không cần phải bỏ công bơm nước nhưng lại dư thừa; nhờ đó giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, lúa rất cứng cây và ít bị đổ ngã ở cuối vụ". (Ảnh: Chúc Ly)

img

Theo ông Trần Vũ Luôn - Giám đốc Hợp tác xã Nam Hưng, kỹ thuật tưới lúa ướt khô xen kẽ khi áp dụng kết hợp với chương trình "1 phải - 5 giảm", "3 giảm - 3 tăng",… sẽ giúp nông dân chủ động trong sản xuất, hạn chế rủi ro, nhất là trong thời điểm hạn mặn (Ảnh: Chúc Ly)

Ngoài những mô hình trên, người dân vùng ĐBSCL có rất nhiều sáng kiến lý thú khác để thích ứng với bối cảnh khí hậu gay gắt hiện nay và thành công bất ngờ. Dù là mô hình nhỏ lẻ, xuất phát từ sáng kiến của người dân nhưng nó cũng thể hiện rằng, người dân ĐBSCL cũng đã bắt đầu có những chuyển đổi trong sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ.

 Kỳ 4: (Ảnh) Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Cùng nhau vượt khó

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem