Di sản tinh thần của những nhân cách lớn

Thứ năm, ngày 29/11/2012 11:14 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - “Trưa nay ba muốn con hãy ngồi lên chiếc yên xe đạp hãy còn mang hơi ấm ấy và đạp đến trường”- đó là một câu trong 9 cuốn nhật ký của GS-bác sĩ Nguyễn Tài Thu viết cho các con.
Bình luận 0

Tư liệu này được in trong tập 2 cuốn sách “Di sản ký ức nhà khoa học” mà Trung tâm Di sản các nhà khoa học VN (TTDS) vừa cho ra mắt. Đây là kết quả của một quá trình tập hợp, tìm kiếm tư liệu hết sức công phu về một thế hệ vàng các nhà khoa học VN.

Ngay từ cuối năm 2011, TTDS đã triển khai thực hiện 3 chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về Đoàn cán bộ khoa học đầu tiên được T.Ư Đảng cử đi Liên Xô học tập năm 1951; Các nhà khoa học là cựu sinh viên khóa I của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội sau hòa bình lập lại. Kết quả bước đầu của các nghiên cứu này được thể hiện qua những bài viết trong cuốn “Di sản ký ức nhà khoa học” tập 2.

img
GS Tôn Thất Tùng - một trong những nhà y khoa hàng đầu VN.

Cuốn sách được kết cấu theo 3 chủ đề: “Từ hạt giống đến những cây đại thụ”; “Để làm giàu cho đất nước” và “Hết lòng vì người bệnh”. PGS-TS Nguyễn Văn Huy- Giám đốc chuyên môn của TTDS nhận xét: “Mỗi số phận, cuộc đời là một câu chuyện lịch sử vô giá”.

Mảng ký ức về đoàn 21 cán bộ khoa học kỹ thuật đầu tiên được T.Ư Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi học tập tại Liên Xô vào tháng 7.1951 (sau chiến dịch Biên giới Thu đông 1950) để sau này về xây dựng đất nước hoà bình là những tư liệu lần đầu tiên được công bố trong cuốn sách.

Đó là ký ức của PGS - Thiếu tướng Lê Văn Chiểu - một trong 2 nhân chứng sống của đoàn - là minh chứng sống động nhất, cùng với những câu chuyện kể của người thân, đồng nghiệp các thành viên còn lại. Đoàn 21 người năm đó chính là những hạt giống đầu tiên để sau này người tiếp người, lớp tiếp lớp, và trong số họ nhiều người đã trở thành những cây đại thụ trong các lĩnh vực khác nhau xây dựng và phát triển nền khoa học nước nhà.

Chủ đề thứ hai bao gồm 19 bài viết về các nhà khoa học. Nhiều nhà khoa học trong số này là lứa giảng viên đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành nòng cốt xây dựng các ngành khoa học, các trường đại học khác sau này. Chủ đề thứ ba là lịch sử cuộc đời các nhà khoa học trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ con người.

Họ là xuất phát điểm cho ý tưởng sáng lập TTDS, đồng thời cũng là những người đầu tiên được TTDS nghiên cứu ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động. Trong chuyên đề này, có những cây đại thụ của nền y học nước nhà như GS Tôn Thất Tùng, GS Đặng Văn Chung…, đến thời điểm này mới tiếp cận được các nguồn hiện vật, tư liệu mới để nghiên cứu và giới thiệu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem