Di sản văn hoá phi vật thể
-
Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam đã có 20 di sản thuộc 3 nhóm loại hình vật thể, phi vật thể, tư liệu được UNESCO công nhận.
-
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Thế giới... là hai trong số 10 sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch năm 2014 do Bộ VHTTDL bình chọn.
-
Đờn ca tài tử Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, thế nhưng, trong đời sống hiện đại, loại hình nghệ thuật này dường như đang thiếu cơ hội để đến với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. “Muốn bảo tồn, hãy gửi hồn cho thế hệ trẻ”, đó là lời chia sẻ của TS Mai Mỹ Duyên khi nói về thực trạng bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay.
-
Quan họ cổ không thể sống trong đời sống hôm nay nếu không có nhà chứa - nơi các liền anh, liền chị có thể ngồi “ca cho tàn canh, mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày”. Hai ngôi nhà chứa sẽ được phục dựng với mức đầu tư lớn tại Bắc Ninh.
-
Bộ VHTTDL đã công bố thêm 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong số này có nghệ thuật bài chòi của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, góp phần tạo thuận lợi cho việc xây dựng hồ sơ “Tục chơi bài chòi mùa xuân của người Việt” để trình UNESCO xem xét công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016.
-
UBND tỉnh Tuyên Quang và huyện Na Hang vừa tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghi lễ Cấp sắc và hát Páo dung của người Dao.
-
Ngày 1.8, Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V đã tổ chức dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Đàn tế Trời Đất (huyện Tây Sơn, Bình Định).
-
Lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Bộ Thông tin - Truyền thông vừa phát hành bộ tem chuyên đề “Ca trù - Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp” gồm 3 mẫu tem và 1 blốc tem.
-
Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014 sẽ được tổ chức vào tháng 8 tới tại thủ đô Hà Nội.