Tôi hỏi tiếp làm thế nào để có mối quan hệ ấy, thì anh trả lời rằng phải biết họ cần gì và ta phải thỏa mãn nhu cầu ấy của họ thì sẽ nhận được sự giúp đỡ.
Bạn bảo thường thôi, nhưng giai đoạn này kinh doanh phải thế. Và đó là mấu chốt để thành công. Hiểu đúng ra đó là dùng thủ đoạn để giải quyết việc làm ăn, chứ không phải kinh doanh đơn thuần. Bạn cũng biết cái đó không bền vững nhưng là đối sách trong từng thời điểm và tận dụng nó mà người thức thời phải biết theo thì thắng, còn nếu không thì khó có quả đậm.
Là chỗ thân tình, tôi bảo thế chả khác gì liên minh ma quỷ. Bạn bảo “thì thế chứ sao, thế bác quên câu: "Đi với bụt mặc áo cà sa/Đi với ma mặc áo giấy" à”. Tục ngữ dân gian đã đi vào triết lý kinh doanh chứ không phải tìm tòi từ sách vở đặc biệt nào. Cả quyền lực và người làm kinh doanh đều hiểu nhau qua câu tục ngữ. Tục ngữ sống trong kinh doanh, còn kinh doanh lớn lên do biết theo tục ngữ là như vậy.
Có những nhà kinh tế nổi tiếng thế giới sang Việt Nam nói về triết lý kinh doanh nhưng tôi chắc triết lý ấy khó hiểu hơn tục ngữ Việt, áp dụng chưa chắc đã thành công. Không cứ kinh doanh, trong quan hệ xã hội, tôi nói lại chuyện đó thì một người nghe đã thốt lên: Chính xác! Chuẩn không cần chỉnh, đó mới là thực sự khôn ngoan.
Trong kinh doanh, có thứ không bao giờ hiện lên trong giáo án.
Đỗ Đức
Vui lòng nhập nội dung bình luận.