Điểm mặt 10 chiến xa bọc thép hàng khủng nhất thế giới

Thứ năm, ngày 14/11/2013 18:56 PM (GMT+7)
Chuyên trang quân sự Military-today (Mỹ) vừa bình chọn danh sách 10 loại chiến xa bọc thép loại 8x8 với khả năng chịu khối lượng chất nổ lớn và phòng thủ vào loại hàng đầu trên thế giới.
Bình luận 0

img Đứng đầu là xe phòng thủ bọc thép AMV của Hãng quốc phòng Parthia Phần Lan, với áo giáp dày 30mm, chống mìn hạng nặng và chịu được khối lượng 10 kg thuốc nổ TNT. Trong cuộc chiến tại Afghanistan, 2 chiếc xe RPG-7 AMV từng bị trúng tên lửa nhưng vẫn không bị phá hủy. AMV còn được trang bị súng máy 12,7 mm điều khiển từ xa hoặc ống phóng lựu 40 mm.
img Xe bọc thép Piranha V do Hãng MOWAG, Thụy Sĩ sản xuất là một xe chiến đấu bộ binh, được bọc lớp giáp dày 25 mm và bánh xe có thể chịu được 10 kg mìn chống tăng. Xe có động cơ 580 mã lực và có tính di chuyển năng động tuyệt vời.
img LAV-3 Kodiak của Canada bắt đầu hoạt động vào năm 1999. Sau đó nó được cải tiến thành Stryker dùng cho quân đội Mỹ. LAV-3 có lớp giáp chống đạn 14,5 mm, khung chịu được nhiều loại bom mìn và các thiết bị gây nổ đơn giản khác. Ngoài ra, LAV-3 còn được trang bị pháo 25 mm và súng đồng trục 7,62 mm.
img Chiến xa đổ bộ Alex Delaware (Singapore) được xem là xe bọc thép mới nhất và tiên tiến nhất bắt đầu phục vụ vào năm 2006, với áo giáp dày 14,5 mm và chịu được 12 kg chất nổ TNT. Chiến xa này được trang bị súng phóng lựu điều khiển từ xa 40 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Ngoài ra, nó còn được trang bị một súng máy điều khiển từ xa 12,7 mm.
img Tiếp theo là xe Boxer do Đức và Hà Lan sản xuất có các mô-đun điều chỉnh cho phép nó hoạt động nhiều dạng như xe bộ hình, xe chỉ huy, xe cứu thương và xe hậu cần. Boxer có áo giáp phía trước chịu được đạn báo 30 mm và vòng bảo vệ khỏi bị đạn tấn công 12,7 mm.
img Xe bọc thép Stryker của Mỹ bắt đầu hoạt động vào năm 2003, có lớp giáp dày 14,5 mm và được trang bị súng máy điều khiển từ xa 12,7 mm hoặc súng phóng lựu 40 mm. Ngoài ra, xe còn được trang bị hệ thống quản lý thông tin chiến trường và liên kết chỉ huy.
img Thiết vận xa Pande II (Áo) là phiên bản nâng cấp của Pande I, có lớp giáp 14,5 mm, được trang bị súng 12,7 mm và khẩu pháo 30 mm. Tuy nhiên chống mìn của gầm xe không tốt.
img Xe bọc thép AV8 (Thổ Nhĩ Kỳ) mới được bán chiếc đầu tiên cho Malaysia vào năm nay. AV8 phía trước có áo giáp dày 14,5 mm và vòng giáp xung quanh 7,62 mm. AV8 được trang bị pháo 30 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Một số phiên bản AV8 còn được trang bị bệ phóng tên lửa chống tăng.
img Xe bọc thép chở quân BTR-4 (Ukraina), phát triển dựa trên BTR-80 của Liên Xô, có lớp giáp phía trước 12,7 mm, lớp giáp bên cạnh 7,62 mm và có thể chịu được 6 kg chất nổ mìn chống tăng.
img Cuối cùng là chiến xa bọc thép BTR-82, nâng cấp từ BTR-80 8x8, mới bắt đầu hoạt động trong quân đội Nga từ năm 2011. Nếu BTR - 80 có lớp giáp xung quanh là 7,62 mm và phía trước là 12,7 mm thì BTR-82 tuy không được bổ sung giáp nhưng lại có thể phòng thủ tốt hơn. BTR-82 được trang bị súng máy 14,5 mm và phiên bản BTR-82 A còn có pháo 30 mm. Tuy nhiên, do thiết kế cửa nên chiến xa này có hạn chế dễ để binh sĩ bị thương khi xuống xe trong chiến trận.
Minh Nhân (Theo Military.people) ( Minh Nhân (Theo Military.people))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem