Điện thoại thông minh và mạng xã hội đang gây "nghiện" nặng nề tới giới trẻ thế giới (Bài 1)

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 20/03/2023 08:53 AM (GMT+7)
Điện thoại thông minh (smartphone) đang trở thành "bạn đồng hành" của nhiều thanh thiếu niên. Nhưng theo những khảo sát, mối lo vể cơn nghiện smartphone với giới trẻ đang báo động.
Bình luận 0

Ảo mộng đang được hiển thị trên thị trường công nghệ hiện thực và biến người dùng điện thoại thông minh thành những kẻ cuồng mê, bất lực vì các thuật toán được thiết kế để gây nghiện

Trong cuốn sách iGen: Why Today's Super-Connected Kids Are Growing Up Less Rebellious, More Tolerant, Less Happy—and Complete Unprepared to Adulthood (and What That Means for the Rest of Us), xuất bản năm 2017, giáo sư tâm lý học Jean Twenge đưa ra đề xuất cái nhìn sâu sắc chi tiết về bối cảnh xã hội và công nghệ mà cô ấy gọi là “iGen” phải đối mặt, đề cập đến những người sinh năm 1995 trở về sau.

Theo Tiến sĩ Twenge, người đã rút ra nghiên cứu của mình từ các cuộc khảo sát đối với 11 triệu người Mỹ, kết quả cho thấy, thế hệ iGen dành quá nhiều thời gian trên mạng đến mức họ hiếm khi đọc sách, và thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi dành ít thời gian hơn cho các hoạt động ngoại tuyến.

Điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội có đang làm tổn thương con cái chúng ta không? Ảnh: @AFP.

Điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội có đang làm tổn thương con cái chúng ta không? Ảnh: @AFP.

Kết quả là, theo một số cách, họ có thể “an toàn hơn bao giờ hết về mặt thể chất” (thanh thiếu niên có thể ít lâm vào vấn nạn mang thai ngoài ý muốn, và họ ít có khả năng uống rượu hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp nếu không có áp lực từ bạn bè), nhưng lại “dễ bị tổn thương hơn về tinh thần” (Biểu đồ của Tiến sĩ Twenge cho thấy thời gian sử dụng thiết bị điện tử tăng lên có tương quan như thế nào với sự bất hạnh và hành vi tự tử).

Vì thế, trước mắt, bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra một kế hoạch thống nhất để giúp trẻ em sử dụng điện thoại di động cũng như công nghệ và phương tiện an toàn, hiệu quả phải đều phải bắt đầu bằng việc xem xét kỹ hơn một số thách thức rất thực tế.

Trên môi trường trực tuyến và trên các phương tiện truyền thông xã hội, trẻ em ngày nay—đặc biệt là các bé gái—liên tục so sánh cuộc sống của chúng với những gì được chọn lọc đăng tải trên mạng xã hội, hiển thị qua màn hình smartphone, và những gì Tiến sĩ Twenge mô tả là những hình ảnh đó tưởng chừng “tích cực không ngừng” về cuộc sống của bạn bè đồng trang lứa, nhưng nó khiến các bé gái cảm thấy khác cảm thấy tự ti, mặc cảm, sanh lòng đố kỵ, cảm thấy không xứng đáng khi thực tế của chúng không thể phù hợp với cuộc sống được vẽ trên mạng xã hội.

Rõ ràng, trò tung hứng này được thiết kế để khơi dậy sự bất an của thanh thiếu niên: ảo mộng đang được hiển thị trên thị trường công nghệ hiện thực và biến người dùng điện thoại thông minh thành những kẻ cuồng mê, bất lực vì các thuật toán được thiết kế để gây nghiện khiến con cái chúng ta không thể rời mắt khỏi smartphone.

Thanh thiếu niên Mỹ đang đến tuổi trưởng thành vào thời điểm mà công nghệ kỹ thuật số thực sự phổ biến, nơi mà smartphone là “ bạn đồng hành không ngừng ” của chính họ. Nhưng theo các cuộc khảo sát quốc gia, những thanh niên này cũng đang ngày càng gặp khủng hoảng. Ảnh: @AFP.

Thanh thiếu niên Mỹ đang đến tuổi trưởng thành vào thời điểm mà công nghệ kỹ thuật số thực sự phổ biến, nơi mà smartphone là “ bạn đồng hành không ngừng ” của chính họ. Nhưng theo các cuộc khảo sát quốc gia, những thanh niên này cũng đang ngày càng gặp khủng hoảng. Ảnh: @AFP.

Mặt khác, việc liên tục tiếp xúc trực tuyến và rồi đem so sánh với chính mình và của những người khác là một dạng “thuốc độc tinh thần”. Ngày nay, mức độ phổ biến có thể được định lượng một cách chủ động thông qua lượt thích và số lần nhấp chuột, lượt share, thả tim, đồng thời việc bình luận xoay quanh vấn đề thông qua các từ ngữ và hình ảnh dưới comment chứ không phải là thứ mà người ta bộc lộ trực tiếp một cách tự nhiên, hay ngồi bên ngoài thực tế để thảo luận, đánh giá để có tính khách quan hơn.

Với tư cách là một trong những chuyên gia về chứng nghiện hàng đầu của quốc gia, Nicholas Kardaras, tác giả của cuốn sách năm 2016 Glow Kids: How Screen Addiction Is Hijacking Kids—and How to Break the Trance, đã gọi nó là: “morphin kỹ thuật số”.

Khi hình thức tương tác trực tiếp tiếp tục được thay thế bằng tương tác trực tuyến, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, trầm cảm và tự tử ở thanh thiếu niên tiếp tục gia tăng. 

Và nỗi sợ hãi của công chúng về điện thoại thông minh không chỉ giới hạn ở các rối loạn tâm trạng như trầm cảm hoặc mức độ lo lắng. Người ta còn hoang mang về việc “nghiện” trò chơi hoặc công nghệ khiến chúng ta đang mất khả năng tập trung hoặc ghi nhớ do sự phổ biến của công nghệ kỹ thuật số. Những mối quan tâm này dễ dàng gộp lại thành một nỗi sợ hãi bao trùm: Công nghệ đang làm rối tung tâm trí chúng ta.

Nhưng khi xem xét kỹ hơn các tài liệu khoa học và nói chuyện với các nhà nghiên cứu đang cố gắng đi sâu vào vấn đề này, và câu chuyện trở nên ít chắc chắn hơn. Cho đến nay, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và sức khỏe tâm thần — đối với cả thanh thiếu niên và người lớn — vẫn chưa có kết luận rõ ràng. 

Mặc dù nhóm nghiên cứu cho biết còn quá sớm để gọi việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề là nghiện, nhưng họ lưu ý rằng nó dường như có liên quan đến các kiểu hành vi và cảm xúc tiêu cực tương tự. Ảnh: @AFP.

Mặc dù nhóm nghiên cứu cho biết còn quá sớm để gọi việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề là nghiện, nhưng họ lưu ý rằng nó dường như có liên quan đến các kiểu hành vi và cảm xúc tiêu cực tương tự. Ảnh: @AFP.

Anthony Wagner, trưởng khoa tâm lý học tại Đại học Stanford, cho biết: “Có điều gì cho chúng ta biết có mối liên hệ nhân quả không? Rằng hành vi sử dụng phương tiện có thực sự đang làm thay đổi nhận thức và chức năng thần kinh cơ bản hoặc các quá trình sinh học thần kinh của chúng ta hay không?”.

Ông khẳng định, mối liên hệ giữa việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và các vấn đề sức khỏe tâm thần đã bị thổi phồng quá mức - tất cả đều cho rằng đây là một câu hỏi quan trọng đáng để tiếp tục nghiên cứu và thu thập bằng chứng thuyết phục hơn nữa.

Một phần tư trẻ em "sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề"

Một trong bốn trẻ em và thanh niên sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề, theo nghiên cứu này cũng cho thấy hành vi như vậy có liên quan đến sức khỏe tâm thần kém hơn.

Kết quả cho thấy hơn 23% thanh niên có mối quan hệ rối loạn với điện thoại thông minh của họ và điều này dường như có liên quan đến sức khỏe tâm thần kém hơn – mặc dù nghiên cứu không thể nói liệu việc sử dụng điện thoại có trực tiếp gây ra những vấn đề như vậy hay không.

Một phần tư trẻ em 'sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề'. Ảnh: @AFP.

Một phần tư trẻ em 'sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề'. Ảnh: @AFP.

Tiến sĩ Nicola Kalk của Đại học King's College London, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Có vẻ như một thiểu số đáng kể thanh thiếu niên và thanh niên từ nhiều quốc gia khác nhau đang tự báo cáo về một kiểu hành vi mà… chúng tôi nhận ra từ những chứng nghiện khác Nhưng chất lượng của bằng chứng kém, nhưng nó đủ để đảm bảo chúng ta phải điều tra thêm nữa”.

Viết trên tạp chí BMC Psychiatry,  nhóm đã báo cáo cách họ xem xét dữ liệu từ 41 công trình nghiên cứu với tổng số gần 42.000 người tham gia trên khắp Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu 20 tuổi.

Những nghiên cứu này đã sử dụng bảng câu hỏi để thăm dò mức độ phổ biến của việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề – các hành vi như lo lắng khi không có thiết bị hoặc bỏ bê các hoạt động khác để dành thời gian cho điện thoại thông minh.

Kết hợp lại với nhau, nhóm nghiên cứu cho biết trung bình những nghiên cứu này cho thấy cứ bốn trẻ em và thanh niên thì có một trẻ gặp vấn đề về sử dụng điện thoại thông minh, trong đó các bé gái ở độ tuổi thanh thiếu niên có nhiều khả năng báo cáo hành vi như vậy nhất.

Trong số các nghiên cứu thăm dò sức khỏe tâm thần, kết quả cho thấy những người sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn – với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp ba lần, thực trạng lo lắng, cảm giác căng thẳng và ngủ kém cũng như trình độ học vấn kém hơn.

Mặc dù nhóm nghiên cứu cho biết còn quá sớm để gọi việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề là nghiện, nhưng họ lưu ý rằng nó dường như có liên quan đến các kiểu hành vi và cảm xúc tiêu cực tương tự.

Lượng thời gian trẻ em và thanh thiếu niên dành cho việc sử dụng thiết bị của chúng đã trở thành một vấn đề ngày càng được quan tâm, nhưng các chuyên gia cho biết vẫn còn rất ít bằng chứng về việc liệu việc dành thời gian trên màn hình có gây hại thực sự hay không.

Các chuyên gia đằng sau nghiên cứu này cho biết họ muốn nhìn xa hơn thời gian những người trẻ tuổi dành cho điện thoại thông minh, và thay vào đó khám phá loại mối quan hệ mà họ có với các thiết bị như vậy. Kalk cho biết cần có những nghiên cứu sâu hơn để khám phá xem liệu những hành vi này có gây hại thực sự hay không.

Hiệu ứng sử dụng của điện thoại thông minh không phải là con đường một chiều, bởi tâm trạng tiêu cực ban đầu cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng và hành vi sử dụng điện thoại thông minh, khiến những mối tương quan này về bản chất là hai chiều thì đúng hơn

Nhưng Tiến sĩ Amy Orben, một chuyên gia về thời gian sử dụng thiết bị tại Đại học Cambridge, nêu lên mối lo ngại, lưu ý rằng định nghĩa về việc sử dụng internet có vấn đề khác nhau đáng kể giữa các nghiên cứu và các biện pháp được sử dụng đã gây tranh cãi.

Cô cho biết các nghiên cứu tìm thấy những dấu hiệu nhỏ của việc sử dụng internet có vấn đề có thể đã bị bỏ qua, trong khi nghiên cứu không thể nói liệu việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề có gây ra sức khỏe tâm thần kém hơn hay không.

Các bà mẹ cho trẻ em sử dụng điện thoại thông minh không ngừng nghỉ, việc cho phép sử dụng quá nhiều thời gian trên màn hình thay cho các hoạt động “nguy hiểm” ngoài đời thực hơn có thể xuất phát từ mong muốn bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại. Ảnh: @AFP.

Các bà mẹ cho trẻ em sử dụng điện thoại thông minh không ngừng nghỉ, việc cho phép sử dụng quá nhiều thời gian trên màn hình thay cho các hoạt động “nguy hiểm” ngoài đời thực hơn có thể xuất phát từ mong muốn bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại. Ảnh: @AFP.

Cô ấy nói: “Trước đây, người ta đã chứng minh rằng hiệu ứng sử dụng của điện thoại thông minh không phải là con đường một chiều, bởi tâm trạng tiêu cực ban đầu cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng và hành vi sử dụng điện thoại thông minh, khiến những mối tương quan này về bản chất là hai chiều thì đúng hơn”.

Mổ xẻ từ quan điểm của Tiến sĩ Amy Orben, có thể thấy những thách thức của thế giới trực tuyến càng trở nên đáng lo ngại hơn do một số xu hướng phát triển ngoại tuyến trong giới trẻ. Theo Lenore Skenazy và Jonathan Haidt, những người đồng sáng lập Dự án Let Grow, trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay dễ bị tổn thương bởi mức độ lo lắng không lành mạnh một phần vì chúng chưa bao giờ có cơ hội trau dồi khả năng phục hồi về thể chất hoặc tinh thần. 

Một số điều này bắt nguồn từ triết lý nuôi dạy con cái. Các bà mẹ cho trẻ em sử dụng điện thoại thông minh không ngừng nghỉ, việc cho phép sử dụng quá nhiều thời gian trên màn hình thay cho các hoạt động “nguy hiểm” ngoài đời thực hơn có thể xuất phát từ mong muốn bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem