Điều chưa biết về ngày Thương binh, Liệt sỹ Việt Nam

Thứ tư, ngày 26/07/2017 18:30 PM (GMT+7)
Tháng 7.1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sỹ
Bình luận 0

img

Sau khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, với tinh thần “.... thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã bị thương, hy sinh trên các chiến trường. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Đầu năm 1946, Hội giúp chiến sỹ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp chiến sỹ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Ngày 28.5.1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự nói chuyện, để kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương do Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Ngày 17.11.1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” trong cả nước để giúp chiến sĩ trong mùa đông giá rét. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ và Người đã cởi chiếc áo đang mặc để tặng binh sĩ. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Ngày 19.12.1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Ngày 16.2.1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Tháng 6.1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27.7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Từ đó hàng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác thương binh, liệt sĩ. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Từ tháng 7.1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Nguồn ảnh: Tư liệu

img

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8.7.1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng thì từ năm 1975, ngày 27.7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sĩ” của cả nước. Nguồn ảnh: Tư liệu

Đại Dương (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem