Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đặt tên nông sản Việt
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 duy trì ở mức cao, trên 53 tỷ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: Rau quả 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, gạo ST25 lần thứ 2 đạt giải quán quân, ngon nhất thế giới; điều 3,63 tỷ USD tăng 17,6%.
Có thể thấy, trong kết quả này, xuất khẩu rau quả - đặc biệt là xuất khẩu sầu riêng đã thắng lớn sau khi Bộ NNPTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc từ tháng 7/2022. Năm 2023, lần đầu tiên xuất khẩu sầu riêng đạt 2,3 tỷ USD.
Tính đến tháng 12/2023, đã có tổng số hơn 6.997 MSVT phục vụ xuất khẩu được cấp tại 56 tỉnh thành phố; đã cấp được tổng số 1.613 mã số CSĐG phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: "Nếu thị trường tiếp tục tiến triển như hiện tại thì trong năm tới sầu riêng sẽ tiếp tục phá vỡ các kỷ lục của năm 2023. Xuất khẩu của năm 2024 có thể đạt ít nhất 3 tỷ USD. Chúng ta đang đàm phán với phía bạn mở thêm cửa cho sầu riêng đông lạnh".
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), yêu cầu của thị trường nhập khẩu về MSVT đòi hỏi mỗi người dân, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy sản xuất. Trong năm 2023, Cục đã xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sản phẩm trồng trọt giai đoạn 2021 - 2025.
Đã thực hiện đánh giá, cấp và quản lý các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhằm đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của một số nước như Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; EU…
Tính đến tháng 12/2023, đã có tổng số hơn 6.997 MSVT phục vụ xuất khẩu được cấp tại 56 tỉnh thành phố; đã cấp được tổng số 1.613 mã số cơ cơ đóng gói (CSĐG) phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh leo, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen...) được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Cục cũng đã phối hợp với các Sở NNPTNT các tỉnh đẩy mạnh việc thiết lập vùng trồng đủ điều kiện, chủ động kiểm tra, giám sát chặt chẽ các vùng trồng, CSĐG đã được cấp mã số.
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, xác định được vai trò quan trọng trong công tác phát triển các vùng trồng, CSĐG các sản phẩm xuất khẩu, công tác phát triển, mở rộng số lượng và diện tích MSVT cũng như số lượng CSĐG đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu rất quan trọng nhưng không được lơ là công tác giám sát để vùng trồng và CSĐG duy trì được các điều kiện đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Vì vậy, các đơn vị thuộc Cục được giao nhiệm vụ kiểm tra theo kế hoạch một số vùng trồng và CSĐG tại 13 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Sơn La, Đăk Nông, Đăk Lăk, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và Bình Thuận.
Tiếp tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ và cấp MSVT, CSĐG rau, quả tươi xuất khẩu theo yêu cầu của các nước nhập khẩu; thực hiện công tác tháo gỡ hàng rào kỹ thuật, mở cửa thị trường cho các loại quả tươi, trong đó chú trọng các loại quả chủ lực và các thị trường trọng tâm.
Sớm ký 3 nghị định thư với Trung Quốc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ NNPTNT cần đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành từ 3,5 - 4% trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản từ 55 tỷ USD trở lên.
Để tiếp tục khơi mở không gian xuất khẩu cho nông sản Việt, mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cùng đoàn công tác đã làm việc với Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc nhằm thúc đẩy mở cửa thị trường cho một số mặt hàng nông sản tiềm năng và các cơ chế hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.
Tại cuộc họp với ông Mã Hữu Tường - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc, hai bên đã đi sâu thảo luận và thống nhất nhiều nội dung hợp tác song phương trên các lĩnh vực cụ thể gồm thống nhất việc tổ chức cuộc họp Ủy ban Liên hiệp Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 2 tại Trung Quốc trong năm 2024; trao đổi những nội dung hợp tác về khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp giảm phát thải và nông nghiệp hữu cơ; tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp, thương mại nông sản hai chiều; chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về phát triển nông thôn, chấn hưng nông thôn giữa hai nước…
Tại hội nghị tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ NNPTNT cần đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành từ 3,5 - 4% trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản từ 55 tỷ USD trở lên.
Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng mong muốn ngành nông nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức "biến không thành có, biến khó thành dễ", bám sát phương châm chỉ đạo của Chính phủ với 16 chữ: Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững"; quán triệt nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NNPTNT cần làm tốt công tác dự báo, cung cầu, thông tin thị trường; triển khai thực hiện hiệu quả các FTAs, đồng thời mở rộng, giảm phụ thuộc vào một số thị trường. Bên cạnh đó, tập trung phát triển kinh tế biển; tăng cường bảo vệ phát triển rừng; thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh hội nhập hợp tác quốc tế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.