So với Fansipan (3141m) và Pu Ta Leng (3096m), độ cao của Pu Si Lung xếp hàng thứ 3. Tuy nhiên, đây lại là đỉnh núi khó chinh phục nhất vì hành trình lên đỉnh núi quá dài. Đây cũng là đỉnh núi hoang sơ và quyến rũ nhất trong số các đỉnh núi cao của Tây Bắc.
Tính từ điểm xuất phát đồn biên phòng Pa Vệ Sử lên tới đỉnh Pu Si Lung, người leo núi phải mất ít nhất 3 đêm 4 ngày vượt 100km đường rừng (cả đi lẫn về).
Suốt hành trình trèo đèo, băng rừng, vượt suối chinh phục Pu Si Lung, người leo núi phải trải qua muôn vàn gian nan. 10 đoàn đi có đến 8 đoàn phải bỏ cuộc giữa chừng.
Khó khăn là vậy, nhưng những ai đã vinh dự đặt chân lên đỉnh núi này đều vô cùng tự hào vì đã vượt lên chính mình.
Bản Sín Chải A là nơi sinh sống của bà con người La Hủ. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên của hành trình chinh phục Pu Si Lung.
Vạt hoa rừng khoe sắc.
Hành trình băng rừng, vượt suối vô cùng gian nan. Cung đường này là nơi thử sức và ý chí bền bì của những kẻ thích xê dịch.
Băng qua con suối Nậm Xừ Lường luôn để lại cảm giác thú vị. Con suối này quanh năm tuôn chảy và rất hung dữ khi mùa mưa đến.
Những hiểm nguy trên đường chinh phục Pu Si Lung là không ít.
Bữa cơm giữa rừng già.
Vượt con dốc 5 tiếng là một cuộc thử lửa cho bất kỳ ai.
Trên đỉnh dốc 5 tiếng, có một túp lều của vợ chồng “người rừng” Vàng Và Chờ.
Đến ngày thứ 2, số thành viên trong đoàn cứ rơi rụng dần vì đường đi quá gian nan. Đoàn chúng tôi có 8 người đi thì 4 người đã bỏ cuộc.
Cảnh sắc tuyệt đẹp nơi biên viễn.
Núi mỗi lúc một cao khiến chặng đường thêm nhiều gian nan.
Khu rừng già nguyên sinh còn sót lại.
Hành trình vượt rừng thêm phần gian nan.
Cảm giác được đặt chân lên đỉnh núi cao thứ 3 nước Việt vô cùng tự hào.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.