đỗ Hoàng giáp
-
Nguyễn Tông Quai (1693 - 1767), húy Oản, có sách chép là Nguyễn Tông Khuê, hiệu Thư Hiên, quê làng Phúc Khê, tục gọi làng Sâm, nay thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Thi đỗ Hoàng giáp khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái thứ 2 (1721) nhà Hậu Lê. Ông được cử hai lần đi sứ sang nhà Thanh...
-
Dưới thời nhà Mạc, một vị Hoàng giáp người đất học làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), được ví là 'Tô Vũ nước Nam' khi có chuyến đi sứ nhà Minh kéo dài tới 18 năm. Hoàng giáp Lê Quang Bí, con trai Trạng nguyên Lê Nại sau mười mấy năm ở bên ấy đã nói làu thông tiếng Bắc Kinh.
-
Đỗ đạt triều Lê, làm quan triều Tây Sơn, nhậm chức Đốc học triều Nguyễn - Hoàng giáp Bùi Dương Lịch được cả ba triều đại trọng dụng. Bùi Dương Lịch (1757 - 1828), tự là Tồn Thành, hiệu là Thạch Phủ và Tồn Trai, người tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).
-
Hồ Sĩ Dương (1622-1681), người làng Nồi, xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mất sớm. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Tâm tần tảo làm lụng, quyết chí nuôi con ăn học.
-
Làng Thổ Hoàng, nay là làng Thổ Hoàng Cả, thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi (Hưng Yên) có c12 người đỗ đại khoa và là một trong 10 làng có truyền thống khoa cử bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Tiêu biểu nhất là Nguyễn Trung Ngạn - vị Hoàng giáp đầu tiên của nền khoa cử phong kiến Việt Nam...
-
Đỗ Nhân còn có tên là Nhạc, sinh năm Giáp Ngọ (1474), mất năm Mậu Dần (1518), quê ở làng Lại Ốc, nay thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang (Hưng Yên). Cả ba cha con Đỗ Nhân đều được dân làng Lại Ốc thờ phụng.
-
Vào đầu thế kỷ 18, ở thôn Từ Ô, huyện Thanh Miện, Hải Dương, có ông Trần Văn Trứ thi đỗ Hoàng giáp đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Thiên đô ngự sử, người đương thời quen gọi là tiến sĩ Từ Ô.