Sau Hiệp định Đình chiến năm 1953 giữa hai miền Triều Tiên, quân đội Mỹ là bên bảo đảm an ninh cho Hàn Quốc. Hơn 60 năm sau, Lực lượng vũ trang Mỹ ở Hàn Quốc phụ trách hơn 28.500 binh sĩ để bảo vệ Seoul trong trường hợp bị Bình Nhưỡng tấn công.
Hệ thống tên lửa M270A1 (MLRS) của Mỹ đặt gần biên giới phía bắc Hàn Quốc
Tuy nhiên, riêng quân đội Hàn Quốc cũng có quy mô lớn, được đào tạo và vũ trang tốt dù vẫn theo chỉ đạo của Mỹ khi có chiến tranh. Với khoảng 630.000 binh lính cùng hệ thống cơ sở vật chất tối tân, Quân đội Cộng hòa Hàn Quốc (ROKAF) đáng lẽ đã được tự hoạt động vào tháng 12/2015, nhưng Mỹ đã chấp nhận dời đến 2020 để xoa dịu lo ngại của những phe bảo thủ Hàn Quốc.
Hàn Quốc cũng yêu cầu Mỹ tạm ngưng việc chuyển quân khỏi tiền tuyến tại biên giới phía Bắc. Điều này có nghĩa quân đội Mỹ sẽ giữ nguyên hệ thống tên lửa M270A1 (MLRS) và Lữ đoàn Pháo binh 210 ở trại Casey gần Dongducheon phía Bắc Seoul. Các binh chủng này trực thuộc Bộ chỉ huy Quân đội đề phòng lực lượng pháo binh Triều Tiên vốn có khả năng san phẳng thành phố chỉ trong vài giờ.
Nếu tình hình ở bán đảo Triều Tiên diễn biến tệ, Seoul chắc chắn sẽ có thiệt hại. Nhưng ngoài mất mát đó, ROKAF hoàn toàn có khả năng chỉ huy quân đội tốt trong trường hợp nổ súng hay chiến tranh hạt nhân. Khi đó Mỹ chắc chắn cũng sẽ tham chiến với quân đội hùng mạnh. Câu hỏi đặt ra là, không cần đến Mỹ, liệu Hàn Quốc có thể chống lại Triều Tiên?
Quân đội Triều Tiên rất hùng hậu, tuy nhiên được đào tạo và trang bị vũ khí của Liên Xô từ những thập niên 50-60 thế kỷ trước. Dù Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) hy vọng quân số lớn với chút phương tiện tân tiến có thể bù đắp lại thiếu hụt công nghệ và đào tạo, thì khả năng chiến thắng ROKAF trong điều kiện lý thuyết khá thấp. Ưu điểm duy nhất của họ là số lượng người hơn 1 triệu.
Xe tăng K1 hiện đại của Hàn Quốc
Mối đe dọa lớn nhất của KPA là bộ binh Hàn Quốc (KPAGF) với hàng nghìn xe tăng và pháo binh. Xe tăng tân tiến nhất của Triều Tiên khoảng 500 chiếc P'okpung-ho, nhưng đây chỉ là thiết bị được tân trang sơ sài từ Soviet T-62 với các chi tiết lấy từ T-72 và các xe tăng Trung Quốc khác.
Số tăng còn lại bao gồm "đồ cổ" Soviet T-55s, T-62s và nhiều hàng Trung Quốc bắt chước các thiết kế của Nga. Đương nhiên trong số này không gì có thể đối chọi lại với hơn 1600 xe tăng tối tân của Hàn Quốc (ROKA) bao gồm K1, K1A1, K1A2 được sử dụng chủ yếu, chưa kể K2 Black Panther.
Các phương tiện trên của Hàn Quốc áp đảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Thậm chí nếu không đủ chất lượng, ROKA vẫn có gần 40 tăng T-80U của Nga và hàng nghìn M48 cũ đã được nâng cấp để hỗ trợ. Tương quan riêng lực lượng pháo binh cũng đủ để thấy sơ qua tiềm lực của Hàn Quốc và Triều Tiên.
So sánh không lực cũng có thể thấy sự áp đảo chất lượng. Không quân Triều Tiên (KPAAF) có 35 chiến đấu cơ Soviet Mikoyan MiG-29 Fulcrums đời đầu, cùng MiG-17, MiG-19 và MiG-21 vốn không phải là mối đe dọa lớn nếu đối phương chưa lọt được vào tầm nhìn.
Xe tăng P'okpung-ho của Triều Tiên, được cải tiến từ mẫu tăng cũ của Liên Xô
Phía Hàn Quốc có khá nhiều F-16C/D, Falcons F-15K, FA-50s và sắp tới sẽ là máy bay tàng hình Lockheed Martin F-35. Phi công Hàn Quốc cũng được đào tạo tốt và có nhiều giờ luyện tập thực chiến. Đây là lợi thế quan trọng.
Tiếp theo là hệ thống phòng không Triều Tiên. Quy mô lực lượng này tương đương với Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh 1991. Dù lạc hậu, hệ thống tên lửa đối không của Triều Tiên vẫn sẽ gây cản trở đáng kể cho không quân Hàn Quốc cho đến khi bị phá hủy.
Bình Nhưỡng chủ yếu sử dụng vũ khí cũ của Soviet như S-75 Dvina (SA-2 Guideline), S-125 Neva (SA-3 Goa) và S-200 Angara cũng khá dễ loại bỏ, nhưng có nhiều tin cho rằng thấy nước này đã được hỗ trợ hệ thống tên lửa đối không S-300 và 9K37 Buk khá mạnh mẽ, khó đối phó của Nga. Dù vậy độ xác thực của thông tin này khá thấp.
Bình Nhưỡng luôn chuẩn bị khá kỹ lưỡng trong trường hợp đối đầu với Seoul, nhưng Hàn Quốc lại không đầu tư quá nhiều khi mới chỉ mua một số lượng tên lửa Patriot sắp được nâng cấp chuẩn PAC-3thực hiện đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung với hiệu suất cao hơn, nhưng như vậy chưa đủ, trừ khi tính đến việc rót tiền thêm vào PAC-3 và hệ thống phòng không THAAD của Mỹ.
Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, Hàn Quốc đương nhiên sẽ chịu thiệt hại nặng nề, tuy nhiên quân đội nước này đủ mạnh mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Dù vậy thì Hàn Quốc có lẽ sẽ tiếp tục nhận hỗ trợ quân sự từ Mỹ trong thời gian dài.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.