đỗ trạng nguyên
-
Trước Khương Công Phụ, nước Việt có Phùng Đái Tri thi đỗ ở phương Bắc được vua Đường Cao tổ (618-626) hạ lời khen “Hồ Việt nhất gia”. Tuy nhiên, đỗ Trạng nguyên và giữ chức Tể tướng - đứng đầu triều đình Trung Quốc thì chỉ có duy nhất Khương Công Phụ, quê ở làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
-
Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy là một trong những trường hợp đặc biệt trong lịch sử khoa bảng Việt Nam khi cả hai cha con cùng đỗ Trạng nguyên.
-
Một kẻ ăn mày quê Hưng Yên thi đỗ Trạng nguyên-huyền tích kỳ lạ về Lưỡng quốc Trạng nguyên Tống Trân
Truyện Nôm và vở chèo Tống Trân - Cúc Hoa được nhiều người biết tới, nhưng câu chuyện nghìn năm trước về vị Lưỡng quốc Trạng nguyên đầu tiên đã trở thành một huyền tích lạ khó lý giải. Vào thời vua Lý Nam Đế, ở xã An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên)... -
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Lặc đỗ Trạng nguyên thời Trần Thái Tông là người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng (nay là thôn Uông Hạ, xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Tương truyền, cha ông là Cao Minh Văn, mẹ là Trần Thị Hiền...
-
Thuở nhỏ nhà nghèo, Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật (quê ở làng Ngo, nay thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) phải bán nước ở cầu Khoai (trên đường thiên lý về Kinh đô Thăng Long) kiếm sống. Ông rất ham học và học đến mức mờ cả mắt. Vốn là người có ý chí “nhân định thắng thiên”, ông không tin vào số mệnh...
-
Người Bắc Ninh chiếm lĩnh bảng vàng, đạt đầy đủ các học vị: Trạng nguyên 15 vị; Bảng nhãn 9 vị; Thám hoa 19 vị; 76 vị đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân; 241 vị đỗ đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân; 8 vị đỗ phó bảng. Khoa thi Mậu Thìn (1508), đỗ ba học vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa đều là người Bắc Ninh...
-
Tính đến năm 44 tuổi, Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính (làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, nay là xã Phù Chuẩn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) 9 lần đi thi với ý chí bền bỉ, kiên định. Đến khoa thi năm Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637) đời vua Lê Thần Tông, Nguyễn Đức Chính khi đó đã 50 tuổi đi thi mới đỗ Trạng nguyên.
-
Dòng họ Nguyễn Đăng làng Bịu (nay thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những “tứ gia vọng tộc” nổi tiếng về khoa bảng của vùng Kinh Bắc xưa. Dòng họ Nguyễn Đăng ở đây có 5 vị đỗ đại khoa, trong đó một vị đỗ Đình nguyên Thám hoa và một vị đỗ Đình nguyên Trạng nguyên.
-
14 danh nhân họ Nguyễn từng thi đỗ trạng nguyên từ thời nhà Trần đến thời Lê - Trịnh. Đây cũng chính là dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất trong lịch sử (14/46).
-
Đỗ Nhân còn có tên là Nhạc, sinh năm Giáp Ngọ (1474), mất năm Mậu Dần (1518), quê ở làng Lại Ốc, nay thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang (Hưng Yên). Cả ba cha con Đỗ Nhân đều được dân làng Lại Ốc thờ phụng.