Doanh nghiệp cần lưu ý gì trước các vụ việc điều tra chống bán phá giá từ Hoa Kỳ?
Doanh nghiệp cần lưu ý gì trước các vụ việc điều tra chống bán phá giá từ Hoa Kỳ?
Thanh Phong
Thứ sáu, ngày 05/11/2021 22:53 PM (GMT+7)
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) luật chống bán phá giá đầu tiên của Hoa Kỳ được ban hành năm 1916. Luật này đã được thay thế bằng Luật chống bán phá giá 1921 và cuối cùng được hợp nhất với Đạo luật Thuế quan 1930.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) cho hay, pháp luật về PVTM của Hoa Kỳ thường xuyên được bổ sung và điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới. Trong một vụ việc điều tra chống bán phá giá do Hoa Kỳ tiến hành, có hai cơ quan có thẩm quyền liên quan là Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều tra về hành vi bán phá giá và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) điều tra về vấn đề thiệt hại.
Vấn đề điều tra thiệt hại được quy định tại Đạo luật Thuế quan 1930, 19 US Code, hướng dẫn của cơ quan điều tra (USITC) tại tài liệu cẩm nang điều tra chống bán phá giá của USITC.
Quy định của Hoa Kỳ định nghĩa khái niệm "thiệt hại đáng kể" là "thiệt hại mà không phải thiệt hại không gây ra hậu quả, không đáng kể hoặc không quan trọng". Đạo luật cho phép USITC xem xét lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, tác động của việc nhập khẩu hàng hóa nói trên đối với giá bán trong nước của hàng hóa tương tự sản xuất tại Hoa Kỳ. Cuối cùng là tác động của việc nhập khẩu hàng hóa nói trên lên nhà sản xuất trong nước các hàng hóa tương tự.
Khi đánh giá tác động của những hàng hóa nhập khẩu nói trên lên giá, USITC phải xem xét liệu có tồn tại hành vi bán dưới giá ("price underselling") đáng kể bởi hàng nhập khẩu so với giá bán của sản phẩm tương tự trong nước tại Hoa Kỳ hay không và liệu tác động của hàng nhập khẩu có ép giá đến một mức đáng kể hoặc ngăn giá tăng, việc mà đáng lẽ phải xảy ra, ở mức đáng kể hay không (kìm giá).
Khi xem xét tác động của hàng hóa nhập khẩu lên nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước, USITC sẽ đánh giá tất cả các yếu tố kinh tế liên quan mà ảnh hưởng đến tình trạng của ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ.
"Bao gồm, nhưng không giới hạn bởi sự suy giảm thực tế và tiềm ẩn của sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỷ lệ hồi vốn đầu tư, công suất thực tế. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; tác động tiêu cực thực tế và tiềm ẩn tới dòng tiền, tồn kho, nhân sự, tiền lương, tăng trưởng, khả năng tăng vốn, và đầu tư.
Ngoài ra, tác động tiêu cực thực tế và tiềm ẩn lên những nỗ lực phát triển và sản xuất hiện tại của ngành sản xuất trong nước, bao gồm cả những nỗ lực phát triển một sản phẩm tương tự tân tiến hơn hoặc sản phẩm phái sinh và trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, biên độ bán phá giá. Quốc hội ủy quyền cho USITC đánh giá toàn bộ các yếu tố kinh tế liên quan trong bối cảnh vòng đời kinh doanh và điều kiện cạnh tranh riêng biệt liên quan tới ngành sản xuất bị ảnh hưởng", Cục PVTM thông tin.
Cùng với đó, Cục PVTM cho biết thêm, đạo luật quy định rằng để xác định liệu ngành sản xuất tại Hoa Kỳ có bị đe dọa bởi thiệt hại đáng kể gây ra do sự nhập khẩu (hoặc chính xác hơn là do việc bán hàng nhập khẩu) của hàng hóa bị điều tra hay không, USITC sẽ xem xét, cùng với những yếu tố kinh tế liên quan khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.