Độc chiêu đánh lừa cả nước Anh của gián điệp Đức Quốc xã

Minh Nhật (theo Express) Thứ tư, ngày 16/10/2019 07:30 AM (GMT+7)
Gián điệp người Hà Lan của Đức Quốc xã đánh lừa nước Anh bằng cách giả làm người di cư trên một con tàu rồi thu thập thông tin sau đó gửi tin đã được mã hóa về tổng hành dinh qua BBC Radio.
Bình luận 0

img

Julian Marinus Dronkers là gián điệp bí mật của Đức Quốc xã

Julian Marinus Dronkers, sinh ra ở Nigtevecht, Hà Lan, là nhân viên dịch vụ bưu chính của Hà Lan trước khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ. Tuy nhiên, sau đó Dronkers được tuyển dụng để trở thành một gián điệp cho tình báo Đức Quốc xã với mức lương vô cùng hậu hĩnh.

Mức lương khởi điểm cho Dronkers là 2.000 bảng Anh/tháng (60 triệu đồng) - một mức cực cao thời kỳ đó. Khi Dronkers  tới Anh nằm vùng, vợ ông sẽ nhận được 3.100 bảng Anh/tháng.

Để xâm nhập vào Anh, tháng 5/1942, Đức quốc xã cung cấp cho Dronkers một chiếc thuyền nhỏ và gã gián điệp đóng giả làm người di cư Hà Lan trốn khỏi người Đức nhưng bị mắc kẹt ở vùng biển Anh.

img

Thế chiến 2 bắt đầu năm 1939

Các ngư dân Anh đã cứu Dronkers và cảm thông với tình cảnh của một người di cư đang gặp khó khăn, nhưng chính quyền Anh vẫn nghi ngờ ông này.

Dronkers lập tức bị quân đội và các cơ quan chức năng khác thẩm vấn. Ông ta khai mình là người tị nạn trốn thoát khỏi Hà Lan, có được chiếc thuyền nhờ mua chuộc được một ngư dân. Dronkers cũng hy vọng sẽ tìm được một số công việc hữu ích ở Anh. 

Nhưng câu chuyện của  Dronkers vẫn chưa thuyết phục được giới chức an ninh Anh. Ông ta bị giam giữ vài tháng. Sau đó, Dronkers thú nhận được Cơ quan Mật vụ Đức gửi đến Anh. Dronkers đã cố gắng xâm nhập BBC Radio.

img

Thế chiến 2 kết thúc năm 1945

Gã gián điệp đã được hướng dẫn để lấy thông tin về các vấn đề quân sự, đặc biệt là về sức mạnh và địa điểm của quân đội Mỹ và Canada ở Anh. Dronkers cũng khẳng định được hướng dẫn gửi tin gián điệp về cho người Đức bằng cách viết thư bằng mực vô hình để che địa chỉ ở các nước trung lập.

Trong khi bị giam giữ, Dronkers nhiều lần phản đối tiến trình điều tra chậm chạp, khẳng định hắn là một người Hà Lan trung thành và yêu cầu được phát các tin nhắn qua Radio Orange cho người thân và bạn bè ở Hà Lan nhưng thực tế hắn muốn gửi tin báo đến các ông chủ người Đức của hắn.

Các tài liệu ngày 3/12/1942 tiết lộ, BBC đã nhiều lần thực hiện yêu cầu được phát tin nhắn cho người thân, bạn bè của Dronkers nhưng khi rà soát phát hiện những tin nhắn đấy được gửi cho người Đức, ngta đã chặn chúng lại.

Có lẽ hắn ấy không biết rằng tất cả các tin nhắn phát qua Radio Orange phải thông qua mạng lưới kiểm soát an ninh tốt nhất của Anh và Hà Lan. Dronker bị vạch trần được cho là kết quả của sự hợp tác rất thành công giữa các cơ quan an ninh Hà Lan và Anh. 

Dronker sau đó bị kết án theo Đạo luật phản bội năm 1940 và bị treo cổ trong nhà tù Wandsworth vào đêm giao thừa năm 1942.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem