Từ xa xưa, người Mường có tập quán sinh sống theo các chòm núi hoặc ven các bìa rừng nơi có các con sông, con suối. Họ sống gần gũi với thiên nhiên nên cũng sớm hình thành cho mình các hình thái sinh hoạt văn hóa khác nhau.
Người Mường ven lòng hồ sông Đà sớm ý thức được nguồn gốc của mình, đặc biệt là phong tục, tập quán. Mặc dù họ đã bỏ nhiều phong tục vì không hợp với thuần phong mỹ tục, nhưng có 1 số phong tục quan trọng vẫn được dân tộc Mường gìn giữ.
Ông Hà Văn Hướng, thầy cúng có tiếng tăm ở bản Heo, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đang giải hạn cho 1 gia đình trong bản.
Trong vô số các phong tục của đồng bào dân tọc Mường, tục giải hạn là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người về sự bình yên, may mắn, sau thời gian gặp những chuyện không may trong cuộc sống.
Người Mường họ tin vào những lực lượng “siêu nhiêu, quyền năng”, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu trong cuộc sống sinh hoạt, lao động bị tai nạn ngoài ý muốn, gặp những chuyện xui xẻo thì thầy cúng sẽ là người có quyền năng, đứng ra giải hạn cho họ, để hướng họ có suy nghĩ lạc quan và tin vào cuộc sống hơn.
Lễ giải hạn xuất phát từ mong muốn của một gia đình, cá nhân, do trong nhà vừa gặp chuyện không may, tai nạn, ốm đau... ập đến bất ngờ trong khi người đó vẫn có sức khỏe lao động bình thường. Người nhà muốn làm lễ giải hạn sẽ phải mời thầy cúng.
Sau khi chọn được ngày tốt, thầy cúng sẽ báo cho gia đình biết để chuẩn bị mâm cúng. Đến ngày giải hạn, anh em ruột thịt trong gia đình sẽ chuẩn bị thịt chó, gà, rượu, gạo... cùng nhau chuẩn bị cỗ cúng từ sáng sớm. Trong ngày giải hạn sẽ có một người được giao trọng trách đi đón thầy cúng về.
Người nhà muốn làm lễ giải hạn sẽ phải mời thầy cúng. Sau khi chọn được ngày tốt, thầy cúng sẽ báo cho gia đình biết để chuẩn bị mâm cúng.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hà Văn Hướng, thầy cúng có tiếng tăm ở bản Heo, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, cho biết: Theo quan niệm phong tục tập quán của người Mường, để tục giải hạn diễn ra tốt đẹp trong mâm cúng bắt buộc phải có bát nhang (chủ yếu dùng bằng bát gạo trắng cắm ba nén hương), một chiếc áo của người được giải hạn, đầu chó, 12 đĩa thịt chó, 2 con gà luộc, 12 chén rượu, 12 đôi đũa, 12 bát con, nhiều vòng trang sức đan bằng tre, 1 chiếc thuyền làm bằng cành lá chuối, 18 tệp gỗ nhỏ tượng trưng cho tiền mặt... Nếu thiếu 1 trong những thứ trên thì lễ giải hạn sẽ không được diễn ra và sẽ bị thần linh trách phạt.
Lễ giải hạn thường kéo dài gần 6 giờ đồng hồ.
“Thông thường lễ giải hạn sẽ kéo dài gần 6 giờ đồng hồ. Sau khi thầy mo cúng xong, người nhà dọn mâm cỗ cho thầy cúng và người cao tuổi. Còn tất cả anh em họ hàng, ngõ xóm được gia chủ mời đến động viên gia đình thì ngồi mâm riêng.
Trước khi ngồi vào mâm những người được mời đã chuẩn bị sẵn 1 ít gạo, 1 chai rượu trao cho gia chủ, để thể hiện sự chia buồn, đồng cảm với gia đình họ.
Sau đó, mọi người cùng nhau nâng rượu chúc mừng người được giải hạn sẽ gặp nhiều may mắn và mạnh khỏe. Người Mường chúng tôi tin tưởng rằng thần linh, tổ tiên đã nghe được những lời cầu khấn và phù hộ cho con cháu, rồi đây người ốm yếu sẽ trở nên khỏe mạnh để làm việc.
Người xui xẻo sẽ gặp nhiều may mắn đến với người thân và gia đình họ trong cuộc sống” – anh Hà Văn Bui, bản Heo, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn chia sẻ.
Trong mấm cúng, bắt buộc phải có 1 chiếc áo của người được giải hạn, đầu chó, 12 đĩa thịt chó, 2 con gà luộc, 12 chén rượu, 12 đôi đũa, 12 bát con, nhiều vòng trang sức đan bằng tre, 1 chiếc thuyền làm bằng cành lá chuối, 18 tệp gỗ nhỏ tượng trưng cho tiền mặt...
Sau bữa cơm, để tỏ lòng thành kính với thầy cúng đã giải hạn cho gia đình tai qua nạn khỏi. Người nhà chuẩn bị một con gà, 1 gói xôi, 1kg thịt chó vừa cúng, bọc trong lá chuối để thầy mang về.
Sau khi tiễn thầy cúng về, cả nhà tiếp tục ăn cơm, uống rượu và chuyện trò vui vẻ. Người Mường quan niệm rằng, sau lễ giải hạn những niềm vui, niềm may mắn trong cuộc sống sẽ đến với họ.
Tục giải hạn là một nghĩa cử cao đẹp, được đồng bào dân tộc Mường ven lòng hồ sông Đà tổ chức nhiều, bất kể thời gian nào trong năm. Phong tục này mang đậm bản sắc riêng biệt của người Mường, đây có thể coi là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo, rất cần được gìn giữ và phát triển trong tương lai.
Để tỏ lòng thành kính với thầy cúng đã giải hạn cho gia đình tai qua nạn khỏi. Người nhà chuẩn bị một con gà, 1 gói xôi, 1kg thịt chó vừa cúng, bọc trong lá chuối để thầy mang về.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.